người trên đường. Hai anh em này còn đứng bên cạnh để xem. Người của quan phủ bèn bắt hai anh em lại rồi thẩm vấn ai là người giết người. Người anh nói: “Người là do tôi giết”. Người em nói: “Là do tôi giết”. Cứ như vậy trải qua một năm vụ án này vẫn không xét xử được. Tề Tuyên Vương bèn sai người đi hỏi mẹ của họ. Mẹ của họ nói: “Để cho
người em đền tội!”. Tể tướng bèn hỏi như vậy có ý gì. Người mẹ đó bèn
đáp: “Đứa bé là do tôi sinh ra. Đứa lớn là con của người vợ trước. Khi cha của chúng sắp qua đời có dặn dò tôi phải chăm sóc nó thật tốt. Lúc đó tôi cũng đồng ý. Nay nếu để người anh đền tội thì chẳng phải tôi
không giữ chữ tín sao? Như vậy là lừa gạt chồng tôi”. Nói xong bèn
khóc lớn, làm cho quần áo cũng ướt hết. Tể tướng thấy tình hình như vậy bèn về bẩm báo lại với Tề Tuyên Vương. Tề Tuyên Vương bèn miễn tội cho cả hai anh em, đồng thời khen ngợi người mẹ của họ là người mẹ có nghĩa.
Lữ Khôn bàn rằng: Mẹ kế đối đãi với con của người vợ trước giống như kẻ thù. Bởi vì con của người vợ trước lớn tuổi hơn, sợ sẽ bắt nạt con của mình, lại sẽ phải phân chia gia tài, cho nên thậm chí còn suy tính đến việc mưu hại con của người vợ trước. Cho dù con của người vợ trước có hiếu thảo, cung kính thì mẹ kế cũng chưa chắc thay đổi cách nhìn đối với họ. Nhưng người mẹ kế này vì để giữ lời hứa của mình với chồng mà cam tâm hy sinh con trai của mình để bảo toàn tính mạng của con người vợ trước. Người mẹ có nghĩa như vậy, người từ đời này sang đời khác sao không bị cảm động bởi sự tín nghĩa của bà ư?.
MỘT LỜI HỨA CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ TRẦN