người trong họ mất, người chị khóc rất thương tâm. Công Thừa Tử Bì bèn khuyên chị gái rằng: “Chị đừng khóc như vậy nữa! Em biết là
nguyên nhân gì rồi. Em sẽ sớm gả chồng cho chị là được”.
Rất lâu sau đó, Công Thừa Tử Bì nói với chị gái rằng: “Vua nước
Lỗ muốn em làm Tể tướng. Chị nói có được không?”. Người chị nói:
“Em không làm thì tốt hơn”. Công Thừa Tử Bì bèn hỏi nguyên cớ làm
sao. Người chị nói: “Lần trước, khi nhà người ta có tang sự em ở trước mặt mọi người lại nói đến chuyện cưới hỏi. Đây là biểu hiện của sự
không hiểu lễ nghĩa. Người không hiểu lễ thì đâu có thể làm quan?”.
Công Thừa Tử Bì nói: “Bản thân chị muốn lấy chồng sao lại không sớm
nói cho em biết?”. Người chị nói: “Chị đâu có thể vì nguyên cớ muốn
lấy chồng mới nói cho em biết? Bản thân em không hiểu lễ lại còn ra làm quan thì nếu như không có thiên tai thì nhất định sẽ có tai họa từ con người gây ra. Theo ý của chị thì em không nên ra làm quan thì tốt hơn”. Công Thừa Tử Bì không chịu nghe theo lời khuyên của chị gái, cuối cùng ra làm Tể tướng nước Lỗ, không đến một năm quả nhiên do gây ra tội mà bị xử tử.
Lưu Hướng bàn rằng: Chị gái của Công Thừa Tử Bì có thể suy đoán được em trai sẽ gặp tai họa thực sự là có trí tuệ. Trước tiên phải có lễ sau mới hành động, không tùy tiện làm việc thiên tư, có thể nói là chính trực. Hơn nữa, việc lấy chồng của người phụ nữ phải có người xướng rồi mới phụ họa theo. Như vậy, bà hiểu rất rõ chuẩn mực và quy tắc trong gia đình mà người phụ nữ cần tuân thủ. Chỉ có biết rõ sự quan trọng của lễ nghĩa mới có thể biết được người không lễ nghĩa mà làm Tể tướng thì thực sự là sẽ rước họa vào mình.
LỄ KHUÊ TÔN TRỌNG SỰ THỜ CÚNG