Năm Âu Dương Tu lên bốn tuổi thì góa chồng. Bà một mình vất vả làm việc mới miễn cưỡng cầm cự được chi phí cơm áo. Bà tự mình dạy con học, nhà không có giấy bút, thường viết chữ trên đống tro bếp. Vào những đêm có tuyết thì dùng cành sậy dạy con viết chữ trên đống tro bếp. Trịnh thị thường nói với con rằng: “Cha của con khi làm quan rất liêm khiết, lại thích cứu tế người nghèo khổ, được bổng lộc không ít nhưng chưa bao giờ trong nhà có thừa của cải. Cha con nói: “Đừng vì của cải này làm mình mệt mỏi”. Do vậy sau khi cha con mất đi, không có của cải để lại, cũng không có ruộng đất mà để lại cho con. Trong lòng mẹ cảm thấy vẫn còn chút hy vọng, tin chắc là hành động nhân nghĩa, hiếu
thảo của cha con nhất định sẽ có con cháu rất tốt!”. Âu Dương Tu nghe
xong lời mẹ nói thì cảm động mà khóc nên càng quyết tâm học hành.
Lúc Âu Dương Tu còn nghèo khổ, mẹ của ông chăm lo việc nhà rất tiết kiệm. Khi Âu Dương Tu đậu Tiến sĩ, dần dần phát đạt thịnh vượng, nhưng bà vẫn tiết kiệm như cũ, không cho phép chi tiêu vượt quá ngày xưa.
“Tiết kiệm thì có thể bình tâm xử lý vấn đề khi gặp hoạn nạn”, chẳng nhẽ tôn chỉ của câu nói này không ở đây ư? Sau này Âu Dương Tu do chính trực can gián mà bị giáng chức. Thần thái của mẹ ông vẫn bình tĩnh như xưa, chuyện trò vui vẻ. Bà nói với người nhà rằng: “Gia đình chúng ta vốn là gia đình nghèo khổ. Nay Âu Dương Tu tuy bị giáng chức nhưng ta vẫn giống như xưa, tâm tình không bị ảnh hưởng. Các vị
cũng nên như vậy mới đúng”. Sau này Âu Dương Tu làm quan đến chức
Tể tướng, bên trong và bên ngoài triều đình đều có danh tiếng rất lớn. Mẹ Âu Dương Tu dạy bảo con cái từ đầu đến cuối đều lấy sự cần kiệm để hỗ trợ liêm khiết, đáng làm gương cho người đời sau trong việc nuôi dạy con côi.
CAO HOÀNG HẬU GIẢM BỚT CHÍNH SÁCH