ĐỔNG DƯƠNG DẠY CON

Một phần của tài liệu nhung-cau-chuyen-duc-hanh-phu-nu (Trang 47 - 48)

người Thái Châu (nay thuộc Nhữ Nam, Hà Nam). Lúc đó, Ngô Nguyên Tế tạo phản chiếm cứ Thái Châu. Lúc này Đổng Xương Linh làm huyện lệnh ở Phòng huyện, là thuộc hạ của Ngô Nguyên Tế. Mẹ của ông bèn âm thầm dặn dò ông rằng: “Nói chung, một sự việc nếu thuận theo lẽ trời thì có thể thành công, còn nghịch với lẽ trời thì sẽ thất bại. Vấn đề

này con phải cẩn thận cân nhắc thật kỹ mới được”. Trong lòng Đổng

Xương Linh còn chưa quyết định, Ngô Nguyên Tế lại điều ông đến làm quan ở Yển Thành, mẹ ông lại nói với ông rằng: “Tên phản nghịch Ngô Nguyên Tế này lừa dối Hoàng Thượng, thần linh sẽ không phù hộ cho hắn. Con phải lập tức quy hàng triều đình, đừng vì lo lắng cho mẹ mà không đi quy hàng. Nếu như con làm trung thần thì mẹ sẽ là mẹ của

trung thần. Như vậy, mẹ có chết cũng không oán hận”.

Đúng lúc đó quân lính nhà Đường đến công đánh Yển Thành, Đổng Xương Linh bèn ra hàng. Khi Hiến Tông Hoàng Đế biết được thì rất vui mừng, bèn cho Đổng Xương Linh làm huyện lệnh Yển Thành, còn kiêm chức giám sát ngự sử. Đổng Xương Linh từ tạ rằng: “Điều này

đều do mẹ của thần dạy bảo, chứ thần đâu có công lao gì”. Hiến Tông

nghe xong bèn khen ngợi và cho là kỳ lạ, sau phong cho mẹ của Đổng Xương Linh là “Bắc Bình Quận Quân”.

Thời Tây Hán có mẹ của Vương Lăng, thời Đông Hán có mẹ của Triệu Bao, trước sau nối tiếp nhau xả thân để tác thành sự trung nghĩa của con trai mình. Mẹ của Đổng Xương Linh đã đọc thuộc Hán Thư hay sao? Mà Xương Linh cũng không quên lời dạy của mẹ, sau này ra hàng nhà Đường. Sau khi Hoàng Thượng phong cho ông làm giám sát ngự sử, ông còn nói: “Đây là sự dạy bảo của mẹ, chứ thần đâu có công lao gì”. Đây là vừa trung thành lại vừa hiếu thảo. Cho nên trung thần nhất định là xuất thân từ người con hiếu thảo.

TRẦN PHÙNG ĐÁNH CON

Một phần của tài liệu nhung-cau-chuyen-duc-hanh-phu-nu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)