trai cũng còn bé, bà lập lời thề thủ nghĩa không tái giá nữa. Sau đó, con bà cũng qua đời. Mẹ củaThôi thị biết được việc này bèn từ Kinh Châu đến bắt bà đi bước nữa. Hơn nữa, còn nói với con gái rằng: “Chồng mất
thì ở với con trai, nay con trai cũng mất rồi thì con ở với ai?”. Thôi thị
đáp: “Con ở vậy vốn không phải là vì con, mà là vì cha mẹ chồng. Nay cha chồng đã qua đời. Mẹ chồng còn sống nhưng tuổi đã cao, chẳng nhẽ
con nhẫn tâm bỏ mẹ chồng mà đi hay sao?”. Mẹ bà nghe xong rất tức
giận nói rằng: “Mẹ đã đến thì bất luận như thế nào cũng sẽ không ra về
một mình”. Thôi thị nói: “Mẹ từ phương xa đến, theo tình lý mà nói
cũng không thể để mẹ về một mình. Nhưng sau khi con cùng mẹ đến Kinh Châu, nếu như mẹ dùng thủ đoạn bất nghĩa để ép con thì con sẽ treo cổ tự tử. Xin mẹ hãy đem thi thể của con trả lại cho nhà họ Bao”,
thế rồi theo mẹ đi. Sau này, mẹ bà thấy ý trí của bà vô cùng kiên quyết nên cũng để mặc bà trở về nhà chồng.
Thôi thị vợ của Bao Ức thật hiểu rõ nghĩa lớn. Chồng mất mà đi bước nữa thì đây là bất nghĩa. Con trai còn nhỏ mà bỏ mặc con trai để tái giá cũng là bất nghĩa. Con trai qua đời mà bỏ mẹ chồng để đi bước nữa cũng là bất nghĩa. Mẹ ruột từ phương xa đến mà để trở về một mình cũng là bất nghĩa. Bất đắc dĩ phải treo cổ tự tử là lời thề, không nguyện làm những việc không hợp với nhân nghĩa. Vì vậy, bà đưa mẹ ruột về nhà rồi lại quay lại nhà chồng. Thôi thị cũng có thể nói là ứng biến linh hoạt lại có thể giữ được nghĩa.
NGÔ TẠ PHẠT ROI CON