người Hồ Châu. Khi sinh ra mới năm tháng tuổi đã biết nói, lúc bốn tuổi thì biết đọc Luận Ngữ và Kinh Thi. Năm lên tám có thể sáng tác văn chương, hễ là sách kinh sử thì hầu như đều đã xem, hơn nữa lại rất chăm chỉ, tay hầu như không có lúc buông sách xuống. Năm Trinh Quan, Thái Tông tuyển nàng vào cung làm Thống Dung. Mỗi lần Hoàng Thượng ra lệnh cho nàng làm thơ viết chiếu chỉ thì nàng thường cầm bút lên viết một loáng là xong, hơn nữa thơ văn, câu từ đẹp đẽ mỹ miều. Khi Đường Thái Tông về già rất thích khởi công xây dựng cung điện, huy động quân đội đi mở rộng đất đai nên nhân dân trong nước bị rối loạn không yên. Từ Huệ bèn dâng một bức tấu sớ đến chỗ Hoàng Thượng để can gián. Ngôn từ trong tấu sớ rất uyển chuyển, chỗ nào cũng biểu hiện lòng trung thành của nàng đối với Hoàng Thượng. Thái Tông cũng làm theo lời của nàng, dừng lại việc xây dựng và động can qua.
Sau này, khi Thái Tông qua đời, trong lòng Từ Huệ vừa đau buồn vừa tưởng nhớ nên đã bị bệnh nặng. Người trong cung đem thuốc đến nàng không chịu uống, đau lòng mà rằng: “Hoàng Thượng đối đãi với ta tốt vô cùng, ta nguyện sớm được đến lăng mộ của Hoàng Thượng làm trâu làm ngựa, vĩnh viễn ở trong lăng mộ hầu hạ Hoàng Thượng. Như
vậy lòng ta đã rất thỏa mãn rồi”. Khi nàng mất mới 24 tuổi.
Trong lịch sử có Trưởng Tôn Hoàng Hậu, do giỏi việc can gián, phò tá Thái Tông mà lừng danh khắp cung đình. Khi bà mất, Thái Tông cho rằng không còn được nghe những lời chính trực mà vô cùng đau lòng, không ngờ nối tiếp Hoàng Hậu lại xuất hiện một từ hiền Phi. Trong tấu sớ của hiền Phi có viết rằng: “Giữ được cơ nghiệp lại có thể bảo vệ duy trì lâu dài đến cùng thì bậc Thánh nhân cũng rất khó làm được. Khi sự nghiệp huy hoàng, con người rất dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn. Thiếp mong Hoàng Thượng có thể giữ được sự khiêm tốn. Một số người khi bắt tay vào làm một việc thì lúc đầu làm rất tốt, nhưng rất khó duy trì được đến cuối cùng. Thiếp rất mong Hoàng Thượng có thể làm được
điều này”. Những lời nói này phát ra từ tận đáy lòng. Câu nào cũng rất chân thành tha thiết, thật là danh ngôn ngàn đời bất hủ!
ĐỔNG DƯƠNG DẠY CON