lẫn nhau giống như tiếp đãi khách. Có một hôm, Khích Khuyết cày ruộng ngoài đồng ở Ký Ấp, vợ của Khích Khuyết mang cơm ra ruộng, dùng hai tay bưng cơm rau đưa cho chồng vô cùng cung kính. Khích Khuyết cũng vui vẻ, hòa nhã đón nhận. Vừa vặn lúc đó, quan đại phu nước Tấn là Cữu Quý đi ngang qua nơi này, nhìn thấy tình cảnh như vậy, khi trở về bèn nói với Tấn Văn Công rằng: “Cung kính là biểu hiện của việc ngưng tụ đức tính. Một người có thể cung kính thì chắc chắn có đạo đức, đã có đạo đức thì chắc chắn có thể cai trị tốt nhân dân, cho nên xin
Đại Vương hãy bổ nhiệm Khích Khuyết”. Tấn Văn Công bèn cho Khích
Khuyết làm Hạ quân đại phu trong quân đội. Sau này đánh trận ở đất Ki, Khích Khuyết bắt được Vua của nước Bạch Địch. Tấn Tương Công bèn bổ nhiệm Khích Khuyết là công khanh, đem đất Ký Ấp ban tặng cho Khích Khuyết.
Lữ Khôn bàn rằng: Vợ chồng không phải là quan hệ không thân thiết của người ngoài, lúc ở nơi hoang vắng cũng không phải là trường hợp chính thức, cơm rau nơi đồng ruộng cũng không phải là yến tiệc thịnh soạn mà vợ chồng Khích Khuyết lại kính trọng lẫn nhau, để cho người ngoài nhìn thấy cũng hâm mộ không thôi. Vậy có thể thấy việc gì họ cũng rất cung kính, không có một chút tùy tiện. Người xưa nói:
“Trong khuê môn không thể thoát khỏi một chữ lễ”. Rất nhiều cặp vợ chồng trở mặt thành thù đều bởi vì không tuân theo lễ nghĩa, không biết tiết chế mà dẫn đến.
CÔ GÁI BƯỚU CỔ HÁI DÂU