Ninh Châu Nam Man, có người con gái tên là Lý Tú, tính cách giống cha của nàng. Khi đó “Ngũ Di” ở phương Nam vây đánh Ninh Châu. Lý Nghị do ưu sầu quá độ mà qua đời, cứu binh vẫn chưa tới. Nhân dân đều bầu chọn Lý Tú quản lý Ninh Châu. Lý Tú liền chỉnh đốn quân đội, giữ chắc thành trì. Tuy lương thực đã ăn hết, nhưng chí khí ngược lại càng ngày càng sục sôi. Đợi đến lúc quân giặc buông lỏng bèn tiến công trên quy mô lớn công phá doanh trại của quân giặc, phá vỡ vòng vây. Lý Tú giữ chức vụ thay cha, thống lĩnh bộ hạ 37 bộ, trải qua hơn 30 năm. Người Nam Man đều nể sợ. Lý Tú qua đời khi còn tại chức, nhân dân giống như mất cha mẹ của mình nên xây miếu thờ, hàng năm cúng tế bà. Sau này đến thời nhà Đường, bà được phong làm Minh Huệ phu nhân. Trên tấm biển trong miếu thờ bà có đề hai chữ “Trung Liệt”.
Lý Tú lấy thân phận nữ nhi đảm nhiệm chức vụ thay cha, thống lĩnh quân đội 37 bộ, trải qua hơn 30 năm khiến người Nam Man đều nể phục. Bá tánh trăm họ được sống cuộc sống yên bình. Bà mất khi đang đảm nhiệm chức vụ, nhân dân khóc than giống như cha mẹ của mình qua đời. Nhân dân cùng xây miếu thờ bà, hàng năm cúng tế, được tôn sùng kính trọng. Thật là anh hào trong giới nữ, làm tấm gương cho vùng đất Tây Nam. Miếu thờ tên gọi “Trung Liệt” thật là có lý!
NGU TÔN DẠY VỀ LÒNG TRUNG THÀNH
Thời nhà Tấn có người tên là Ngu Đàm, mẹ của ông họ Tôn thủ tiết nuôi con thành người. Ngu Đàm làm quan địa phương ở Nam Khang. Khi ông dẫn quân đi thảo phạt Đỗ Thao, mẹ ông động viên ông phải tận trung tận nghĩa, đồng thời còn đem toàn bộ gia tài quyên góp làm chi phí thăm hỏi chiến sĩ. Sau này, Ngu Đàm lại dẫn quân đi thảo phạt Tô Tuấn, mẹ ông lại khuyên nhủ rằng: “Mẹ nghe được một câu nói của người xưa để lại rằng trung thần xuất thân phải là người con hiếu thảo. Sau khi con ra trận phải dũng cảm vì chính nghĩa mà hy sinh tính mạng, không
được vì mẹ già mà liên lụy đến việc con tận trung báo quốc”, rồi gọi
toàn bộ người hầu nam đi trợ chiến, bán hết quần áo trang sức làm kinh phí cho quân đội. Đồng thời, bà còn sai cháu nội của bà là Ngu Sở theo đi tham gia chiến đấu, phải tận trung tận hiếu. Sau này do Ngu Đàm có công lao to lớn được phong làm hầu tước. Mẹ ông sống đến 95 tuổi mới mất, triều đình ban thụy hiệu cho bà là “Định phu nhân”.
Lúc đầu, mẹ của Ngu Đàm đem hết gia sản để thăm hỏi động viên tướng sĩ. Đến khi gia sản dùng hết, bà lại đem bán quần áo, trang sức để làm kinh phí cho quân đội, lại phát động toàn bộ người hầu nam đến trợ chiến. Không những dạy bảo con trai phải tận trung, bà còn dạy bảo cháu nội chuyển hiến thành trung. Dạy con tận trung thì chúng ta nghe đã nhiều. Giống như mẹ của Ngu Đàm dạy cháu nội tận trung như vậy thì có được mấy người?
THÀNH MỚI CỦA HÀN PHU NHÂN