Những Thách Thức Hiện Nay Của Phật Giáo Trung Quốc
TĂNG ĐOÀN TRONG XÃ HỘI TRUNG QUỐC
QUỐC
Tình trạng kinh tế của cộng đồng Tăng sĩ Trung Quốc đã khiến nhiều thành viên của Tăng đoàn dành hết năng lực của họ cho việc phát triển kinh tế, tạo thu nhập cho các chùa viện; không có nhiều thời gian cho việc giảng pháp và thiền định, dẫn đến những chức năng tôn giáo then chốt của chùa viện đang có nguy cơ chỉ để làm cảnh. Trong thực tế, vấn đề về mối liên hệ thích hợp giữa cộng đồng Tăng sĩ Phật giáo và xã hội rộng lớn hơn là không mới; nó là chủ đề đã được
bàn luận suốt theo lịch sử Phật giáo. Đối với Phật giáo Trung Quốc, chức năng đúng của cộng đồng Tăng lữ được tóm tắt bằng câu “cân bằng giữa nông nghiệp và thiền định” xuất phát từ ngài
Mã Tổ (媽祖 700-788) đời nhà
Đường. Mã Tổ đề xướng quan niệm về việc cân bằng những hoạt động nông nghiệp với việc thực hành thiền khi ngài cho kiến tạo các tự viện ở trong rừng. Đệ tử của ngài là Bách Trượng Hoài
Hải (百丈懷海 720-814) đã bổ
sung thêm quan niệm đó với một câu nói nổi tiếng, “Một ngày không làm, một ngày không ăn” (Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực).
Quan niệm rằng lao động chân tay - thêm vào việc thực hành thiền định - là một phương tiện cần thiết cho thân và tâm, là không mới lạ với Phật giáo trong thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, có thể nói rằng sự thực hành hiện nay về việc “cân bằng nông nghiệp với thiền định” đã chệch ra khỏi mục đích căn bản là thiết lập một môi trường tốt hơn ở trong các tự viện mà ở đó chính yếu dùng để giảng dạy Phật pháp. Đáng tiếc,
☸PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
một số Tăng sĩ ngày nay coi trọng nông nghiệp và lợi tức hơn là tu tập thiền định. Các chùa viện bây giờ đang tham gia tích cực vào quy trình thương mại tiêu biểu cho đời sống kinh tế của người Trung Quốc hiện nay, một hiện tượng tương tự với xã hội Bắc Mỹ. Rõ ràng, sự thương mại hóa này dẫn đến nguy cơ là làm suy yếu khả năng tập trung vào công việc chính của các Tăng sĩ, nói theo ngôn ngữ Phật giáo là giải thoát chúng sanh ra khỏi khổ đau và truyền bá giáo pháp.
Một kết quả có ý nghĩa của việc phục hưng Phật giáo trong 15 năm qua là sự gia tăng số lượng Tăng sĩ đáng kể, ước tính gần đây nhất là khoảng 180.000 người. Tuy nhiên, sự phát triển Phật giáo vào quần chúng là không thành công. Có rất ít những tổ chức Phật giáo thế tục và ít người công khai thừa nhận họ là tín đồ Phật giáo, ngoại trừ ở những vùng - nơi mà những cộng đồng tộc người thiểu số chiếm ưu thế. Những tổ chức thế tục hiếm khi tổ chức những buổi thuyết trình và hội thảo về Phật giáo, hay mời những giảng
sư nổi tiếng của Phật giáo nói chuyện và cũng thiếu một sự hỗ trợ, cộng tác hỗ tương giữa Tăng Ni và cư sĩ.
Sự thực, một lý do mà tại sao các Tăng Ni đã bị cuốn vào công việc kinh doanh là vì họ nhận quá ít sự hỗ trợ từ các Phật tử tại gia. Để rồi, Tăng Ni không thể thường xuyên đóng góp được cho đời sống Phật tử tại gia bằng hình thức giảng dạy và hướng dẫn tu học. Sự thiếu hòa hợp giữa Phật tử tại gia và hàng Tăng sĩ là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà Phật giáo Trung Quốc hiện đang đối mặt. Trong một vài tự viện, một thiểu số của cộng đồng đã đi quá xa khi họ có những việc làm vi phạm pháp luật, làm tổn hại thanh danh Phật giáo một cách nghiêm trọng và làm hãm lại sự phát triển của Phật giáo. Các Phật tử Trung Quốc hiện nay phải tìm cách thắt chặt mối liên hệ giữa hàng tại gia và giới xuất gia, giống như ở Thái Lan và Tích Lan; đặt ra những điều luật rõ ràng cho những ai muốn vào chùa xuất gia.