∣ātmadharmāś copacaryanta ity ātmadharmopacāraḥ ∣ sa punar ātmavijñaptir dharmaprajñaptiś ca ∥ Ngã và pháp mà người ta quan niệm là do các từ tố liên kết lại. Ngã và pháp là sự hoạt động ứng dụng trên phép ẩn dụ của văn chương và hơn thế chúng chỉ là sự thông tin.” Trimśikāvjñapti bhāsyācārya Sthiramati. P.1
☸TƯ TƯỞNG
Phật giáo gọi là y tha khởi, thuộc về nhiễm. Tất nhiên, khi nói đến y tha nhiễm thì cũng có nghĩa là nói đến y tha tịnh. Tịnh hay nhiễm đều thuộc về y tha này trong trường hợp ta chứng đắc nhị không, tức là nhân và pháp vô ngã, thì nhiễm tức là tịnh. Nói chung, Luận Thành
Duy Thức mà mục đích của nó là đạt đến hai thực thể này8.
Phần tịnh của y tha khởi, chính là tánh viên thành của các pháp. Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học trứ danh như N.Chomsky, Lyons, G. Fauconnier, M. Johnson, G. Lakoff… đều gọi tính viên thành này là ngữ năng (competence) - tiềm năng bản hữu về ngôn ngữ của loài người, tất nhiên, cách này không đúng lắm. Tuy nhiên, nhờ lãnh hội được đôi phần ý nghĩa này mà ngày nay ta có được hàng loạt các công trình về ngôn ngữ từ các bậc thiên tài như thế, chẳng hạn, lý thuyết về ngôn ngữ tạo sinh, lý thuyết về ngữ pháp phổ quát, lý thuyết về quỹ đạo ngôn ngữ… Và các hệ thống lý thuyết ấy đã cống hiến đa dạng cho văn minh của loài người, nhất là trên phương tiện giáo dục và truyền thông. Nói cho cùng, khi thuyết pháp, thì dù là Phật hay chư Bồ-tát vẫn y trên thế giới sắc này để giáo dục chúng sinh. Nếu không khởi đi từ sắc thì đừng nói đến không.
Hơn thế nữa, khi cho rằng ngã và pháp là do thức biến và rằng, nó được đặt tên cũng là do thức biến hiện, thì Thế Thân đã liên hệ đến “ba ngôi” – dị thục, tư lương và liễu biệt cảnh. Ở đây, tính từ ‘tridhā’, được Hermann Jacobi dịch là ‘dreifach’. Thuật ngữ này, tồn tại trong
8. Pudgaladharmanairātmyayor apratipannavipratipannā nāmaviparīta pudgaladharmanairātmya pratipādanārtha viṃśikā vijñapti prakaraṇār arambhaḥ. pudgaladharmanairātmya pratipādanārtha viṃśikā vijñapti prakaraṇār arambhaḥ. Pudgaladharmanairātmya preatipādanaṃ punaḥ kleśajñeyāvaraṇa prahāṇārthaṃ. Tathā hy ātmadṛṣṭi prabhavā rāgādayāḥ kleśāḥ pudgalanairātmyāvabodhiśca satkāyadṛṣṭeḥ pratipakṣatvāt tat prahāṇāya pravartamānaḥ sarvakleśān prajahāti. “Luận bản Duy thức tam thập tụng được tạo ra với mục đích làm nguyên lý đạt đến Nhân và pháp vô ngã mà trong hai luận điểm này thường mang đến những sai biệt mông lung, nếu không muốn nói là các quan điểm theo chiều hướng đảo điên. Hơn thế, (luận bản được tạo ra), nhằm loại trừ phiền não và sở tri chướng bằng nhân và pháp vô ngã. Thật vậy, cái ngã kiến như thế có nguồn gốc từ những phiền não tham ái khắc nghiệt và, sự minh giải nhân vô ngã như là phần đối trị vốn diệt được tất cả phiền não của thân kiến ngay trong khi người ta hướng đến sự diệt trừ.” Lời giới thiệu của An huệ trong Phạn bản.
TƯ TƯỞNG ☸chuỗi Dreifaltichkeit – Chúa ba ngôi, chỉ cho con đường tôn ty dùng chuỗi Dreifaltichkeit – Chúa ba ngôi, chỉ cho con đường tôn ty dùng
cho các thì trong ngữ pháp9: quá, hiện và vị lai. Tức, dị thục – theo
hướng quá khứ; tư duy – theo hướng hiện tại; liễu biệt cảnh – theo hướng tương lai.
Loại bỏ con đường thời gian, phủ nhận vai trò của chủ thể tuyệt đối hay Ngã (chủ ngữ, vị ngữ, đối từ, tính ngữ, liên hệ đồng-vị…), đó là chủ trương của Duy thức và kể cả các nhà Trung quán.
Luận là giá đỡ của hai tạng còn lại trong Phật giáo. Nhờ vào thể nghiệm ngôn ngữ mà người ta chứng nghiệm được vô ngôn và nhờ vào chứng nghiệm vô ngôn mà ta đi vào tịnh sắc, lập nên các chứng lý để điều phục chúng sinh.
Tánh không và giả danh
Ngày nay, bão tố kinh tế và công nghệ thông tin, tức khoa học máy tính đã nhận chìm con thuyền tư duy và triết học của loài người, lẽ nào, tư duy và triết học chỉ còn tìm thấy trong dáng vẻ ưu tư của một vị linh mục trong nhà thờ, hay trong hình thái từ hòa của một vị sư nơi tòa chánh điện bê tông hóa trang nghiêm và triết gia thì ôm
đàn đi hát dạo. Lẽ nào nói như J. Guiton: “Các triết gia hầu như
đang trên lộ trình mất đi thẩm quyền tối hậu của mình rồi sao: đó là được tư duy.”10 Trong tình trạng cơ nhỡ này, Phật giáo, một tôn giáo luôn tự hào là có được các phương tiện thiện xảo, chí diệu, sẽ trả lời như thế nào? Tiếng gầm của sư tử, hay gặp nhau hàn huyên nghiệp chướng trầm luân?
Cũng may, vào vài thập kỷ cuối của thế kỷ 20, khi mà lý thuyết lượng tử đi đến đỉnh cao của nó, phá vỡ nền tảng vật lý cổ điển và hai