“(Trong Phật giáo mà nền tảng suy luận của nó) có thể hình thành trên cơ sở các hiện tương có cùng một bản chất Về mặt kỷ thuật, hệ lụy này là đồng chất

Một phần của tài liệu phapluan80 (Trang 54 - 55)

các hiện tương có cùng một bản chất. Về mặt kỷ thuật, hệ lụy này là đồng chất loại suy và thật dễ dàng khi ta gọi tấm gương này là vô thường, bởi vì nó dễ vỡ. Vô thường và dễ vỡ có ý nghĩa đồng nhất như tự thân của tấm gương: phi tương quan nhân quả.” (Dalai Lama / The New Physics And Cosmology / Quantum logic meets Buddhist Logic, p. 108).

TƯ TƯỞNG ☸

Con đường ngôn ngữ của thức

Theo thầyTuệ Sỹ, thì upacāra còn có nghĩa: sự diễn tả mang tính

tượng trưng. Kịch bản được bậc thầy này dựng lên do y cứ từ đoạn

chú giải của An Huệ: các từ ngã và pháp được dùng như là những

từ mô tả (ātmā dharmāś copacaryanta ity ātmadharmopacāraḥ)7. Hơn

nữa, chính dịch giả Hermann Jacobi cũng dịch upacārasự đặt

tên (Bennenung). Vậy, con đường của thức biến, mà cơ bản phải

là con đường của ngôn ngữ - sự đặt tên. Và, nó biến động trên ba

phạm trù: nghiệp quả, (hệ quả của nghiệp) tư duy và trò lừa bịp (sắc tướng) của các đối tượng giác quan (Vorspiegelung (Präsentation) von Gegenständen).

Khi quan niệm rằng, ngôn ngữ là hệ quả của nghiệp, tức là Thế Thân muốn nói đến ngôn ngữ là vết tích của tàng thức. Nói khác hơn, ngôn ngữ là sự nung nấu có chọn lọc (vipāka) từ những “sắc” quá khứ không thể nghĩ bàn trong kho tàng ký ức của loài người và chúng vận hành khó kiểm soát trên sự dính mắc của tính lượng tử. Cho dù ngôn ngữ loài người có được thiết lập trên 24, 37 hay 40 chữ cái đi nữa, thì khi chưa kết dính với nhau, chúng vẫn như là các hạt rời, độc lập và xơ cứng, như các điểm toán học vô tận. Nếu chúng

được ảnh hiện (ālaya) lên trên cơ cấu tư duy sàng lọc (manyana) và

sắc tướng từ thế giới khách quan (vjñāpaptir viṣayasya), thì chúng,

nói một cách vật lý, sẽ là vân giao thoa – cho ta một ý nghĩa tưởng như thật về một đối tượng nào đó - đẹp, xấu, tối, sáng, thiên đàng, địa ngục… Thực tế thì ta không biết đối tượng là gì, ngoài “sắc” quá khứ

đã cho của nó từ ngôn ngữ (hơi giống với ý niệm về lý thuyết Tiên

nghiệm [tiên thiên kinh nghiệm] của Kant). Vậy, con đường ngôn ngữ là con đường của kinh nghiệm, của hội nghiệm, của đánh giá… và sau rốt là biến “sắc” chồng chập ấy thành cú pháp. Trạng thái này

Một phần của tài liệu phapluan80 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)