đã đề cao quan điểm từ một dòng đáng ghi nhớ trong luận bản của Pháp Xứng mà ở đó đã cho rằng, mọi thành phần của phép tam đoạn luận - chủ từ, vị từ, lý chứng, liên hệ đồng-dị, các luật tương phản - tất cả đều phi thực, ngoại trừ đó là việc được các lý luận gia đặt ra. Dalai Lama / The New Physics And Cosmology / Quantum logic meets Buddhist Logic, p. 104.
10. “Le philosophe semble sur le point de perdre son dernier privilège: celui de penser.” Dieu et la Science par J.Guiton. P.1. penser.” Dieu et la Science par J.Guiton. P.1.
☸TƯ TƯỞNG
thuyết tương đối rộng và hẹp của Einstein được nghiên cứu sâu xa hơn, thì chính thời điểm này, Phật giáo trong toàn bộ hệ thống của nó và nhất là Tánh không Duyên khởi đã được các nhà khoa học lừng lẫy quan tâm khảo cứu trên tinh thần lượng tử, vận tốc ánh sáng, ánh sáng sóng hạt, không- thời gian tương đối và sau hết là tầm quan trọng của người quan sát không thể thiếu trong thế giới lượng tử, bao hàm cả thế giới vi mô lẫn vĩ mô. Từ đó, nhân quả, thuyết tất định hay cái có sẵn, và thế giới động ngẫu nhiên, vai trò tác nghiệp của chủ thể và các liên đới khách quan được đặt ra và các lý giải của họ cho là tương đồng với lý Duy thức. Nhờ vào bàn tay tài hoa của Long Thọ tổ chức và hệ thống hóa, một nền tảng luận lý học vốn dĩ đã cao vời mà Phật giáo có được từ đức Bổn sư của mình, thì ngày hôm nay, nó càng nghiễm nhiên trở thành ngọn Thái Sơn cao vời hơn nữa của loài người. Không-thời gian, nhân-quả, ngôn ngữ-tư duy, tâm- vật đã không còn độ hở nào để cho bất cứ thực tại khách hay chủ quan nào chi phối. Thế giới hay
vũ trụ giờ đây được xác lập trên nền tảng duyên sinh. Và như vậy, luận lý học của tánh không sở dĩ có được chỗ đứng trong lòng nhân loại, bởi vì, nó không phải là một học thuyết lý luận hay bản thân nó dựng lên một chủ trương nào nhằm bảo vệ mình. Các nhà Trung luận gọi hệ thống luận lý của mình là Quy mậu luận - cái gì đưa vào cũng sai lầm, bởi vì nó chính là duyên khởi.
Xuất thế vào năm 150-250, thế kỷ thứ II sau CN, Long Thọ được xem như là một triết gia, một luận sư cự phách, người đã thu hồi quyền quyết định của nghiệp, của nhân quả, của các duyên và trên hết thẩm quyền trỏ vào thực tại của ngôn ngữ.
Peter D. Hershock nói: “Khi
quan sát các pháp như là vô thường, có nghĩa các pháp là bất khả đắc, thì người ta không thể kỳ vọng hay kết luận, hoặc chí đến là mình có thể vĩnh viễn nắm lấy bất cứ pháp gì. Sự hy vọng hay kết luận này cắt thành nhiều loại hư dối dẫn đến điên đảo và khổ đau. Cách khảo sát như vậy cũng cho phép người ta tin là mình có thể thay đổi những dòng
TƯ TƯỞNG ☸
hiện nghiệp của mình. Khi quan sát các pháp như là những tiến trình bất tận, vô thủy vô chung, thì người ta thấy rằng, hoàn cảnh nào cũng thật sự dễ dàng chuyển hóa.
Bởi vì mọi hoàn cảnh luôn làm lộ ra tính năng lẫn hành tướng của nó, mà người ta có thể chuyển hóa hay không, thì không thể lấy tranh luận suông làm trung tâm, chỉ có phương hướng nào kết hợp cùng việc hạ thủ công phu gì mà thôi.
Cuối cùng, khi quán chư pháp, kể cả con người, là không có bất cứ tự tính hay bất cứ tính nhất thể gì, thế thì bất cứ những tuyên bố nào phúc đáp rằng, nhân chi sơ tính bản thiện hay tính bản ác đều phi lý. Cách quán sát này làm phân rã những nền tảng cốt lõi, tà kiến của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa hữu cũng như vô tín ngưỡng và xung đột chánh trị; cách quán sát này còn cắt đứt bất cứ ảo tưởng nào để con người đơn thuần là họ đang là. Khi quán sát các pháp như là vô ngã – chính xác là tợ như đang có “vô ngã” – vậy thì, những nhân duyên cơ bản tạo
nên các đối kháng và mâu thuẫn mạn tính kiên cố (chronic – tập
khí sâu dày) đều bị tước mất
thẩm quyền.”11
Cũng cùng cái cách như vậy, nhưng trên mặt luận lý, Trung luận, được đức Dalai Lama chia
sẻ như sau: “Nói cách khác, nhất
là theo trường phái Trung luận, thì không có cái gì mà tự thể của nó lại đơn thuần do tha sinh (do phương diện khách quan sinh ra, giáo chỉ này hàm ngôn rằng, mọi sắc tướng (pháp hữu vi) đều là mộng tưởng. Khi cho rằng tự thể của tướng ấy là mộng tưởng, thì sẽ có sự bất nhất cơ bản giữa đối tượng giác quan và hiện tượng thật hữu xảy ra. Mộng tưởng nghĩa là phi thực: có một cái gì đó dẫn đến sai lầm trong toàn bộ bản chất của chính những đối tượng giác quan, bởi vì chúng khiến cho thực tính của hiện tượng trở nên sai lầm, cho dù điều đó được các ông nắm rõ hay không khi lập tiền đề, thì tất nhiên ta vẫn cứ phải cần có một số phê phán cho sự xác định cái gì chân và cái gì là hư kiến