☸TƯ TƯỞNG
(nghĩa là dùng cái có để xác định có-không). Các ông không thể ném sự đánh giá của mình cho gió mang đi và cho rằng bất kỳ cái gì tôi thích thì cái đó là đúng. Giờ đây, sự phê phán mà các ông thi thiết cho tri kiến xác thực là một hình thái cốt tủy của suy lý, nghĩa là các ông lại trở về với luận lý. Như vậy thì ta phải có một tính chất luận lý, thậm chí vẫn liên quan đến những sắc tướng như mộng huyễn.
Do sự khác nhau cơ bản như vậy trong các chủ trương siêu hình học của hai hệ thống luận lý trong Phật giáo, cho nên điểm quan trọng mà ta cần tranh luận là có phải có một đối tượng đáng kể được thiết lập bằng phương tiện phê phán chung đã chia phần giữa các luận sư từ hai trường phái này hay không. Người theo thuyết vô bản thể có thể tranh luận rằng, phương tiện phổ quát là phi lý hoàn toàn. Sự tranh luận logic chỉ xảy ra trên cơ sở nhận thức của giác quan, thay vì xảy ra trên sự phê phán mà người ta chứng thực từ hỗ tương đối chiếu. Đối với Trung luận, thì điểm cốt tủy, chính là
sự giao cảm của ngôn tính và tư duy. Còn đối với chủ trương của thuyết duy thực, thì điểm đó không cần thiết, vì người ta chỉ cần xét bản chất của chính hiện thực mà thôi.”12
Những gì vừa nêu trong sự liên hệ giữa Trung luận và Duy thức cũng như với cái nhìn lượng tử của các nhà khoa học Tây phương, thì cũng chỉ là một cái nhìn đang đi từ ngoài cửa, ta còn đào sâu hơn nữa bằng những hệ thống mạch lạc và dẫn chứng rõ ràng và nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, với trình độ có hạn của mình, tất cả hầu như vẫn còn đang ở phía trước. Song, có một điều nên nhớ rằng, Phật giáo được cho là một tôn giáo của chân lý. Theo các nhà vật lý, ngay cả những đối kháng phát sinh từ tự thân của nó, thì đó cũng là chân lý. Tại sao vậy? Điểm nối giữa Duy thức và Tánh không - giữa Không và Hữu -
chính là tánh Viên thành trong Y
tha vậy.■
12. Dalai Lama/ The New Physics And Cosmology / Quantum logic meets