Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
CÕI THƠ ☸ học dùng để chỉ thị nguyên lý vũ trụ hay bản thể vũ trụ, còn ngườ
học dùng để chỉ thị nguyên lý vũ trụ hay bản thể vũ trụ, còn người bình dân gọi là tạo hóa, là ông Trời. Nho gia gọi là Thiên - Chu Liêm Khê (danh Nho đời Tống) gọi là vô cực. Vô cực chỉ thị cho một thực tại vô hình tướng, vô thỉ, vô chung, bất sinh bất diệt, v.v... Thực tại sinh ra Thái cực tiềm tàng khắp nơi trong vũ trụ thiên nhiên từ cành hoa, ngọn cỏ, trên cơ thể sinh, động vật. Do đó, vạn vật trong vũ trụ đều ẩn chứa năng lực của Thái cực triển khai qua không - thời gian. Vì vậy, nó làm căn nguyên cho vạn vật. Nói đến khởi nguyên tức là nói đến khởi đầu và diễn tiến. Khởi đầu và diễn tiến được gọi là Thái cực. Trong quá trình biến hóa, Thái cực đã triển khai ra hai nguồn năng lực gọi là Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi là hai dạng mạo tiên thiên có tên là Thiên và Địa (hay Càn và Khôn) và trên một quy mô nhỏ thì có tên là Âm Dương.
Con người cũng như vạn vật do Lưỡng Nghi Âm Dương, tức hai năng lực Càn Khôn (Thiên Địa) kết hợp mà thành: con người là năng lực của trời đất, có sự giao hòa của Âm Dương, có sự hội tụ của tinh lực siêu nhiên và được kết lọc từ ngũ hành (thủy, hỏa, thổ, kim, mộc). Vì thế con người có khả năng làm chủ được muôn vật, tạo nên những kỳ vĩ trong vũ trụ. Con người và vạn vật được điều phối bởi một nguyên lý duy nhất là Thiên lý (Đạo Dịch).
Thi hào Nguyễn Công Trứ viết:
“Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng, dành để tháng ngày chơi”
hay là:
“Thiên phú ngô, địa tải ngô
Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý”
Nho giáo cho rằng sở dĩ con người linh thiêng hơn muôn vật bởi vì trong con người có phần thiên mệnh, cái phần tinh tuyển nhận từ Trời, nó có từ thuở ban sơ, chưa bị hoen ố pha tạp. Cái phần thiên mệnh còn gọi là Minh đức chỉ thị thực tại siêu hình uyên nguyên trong mỗi con người. Thánh nhân là con người lý tưởng biết phát huy cái Minh đức và giữ mãi tính thuần nhiên. Đó là đạo nghĩa duy nhất
☸CÕI THƠ
trong cõi nhân gian.
Bậc thánh nhân trong Nho gia quan niệm rằng có thể xem dáng vẻ của bầu trời và tình trạng của mặt đất thì có thể biết được nguyên do của sự huyền diệu - sự huyền diệu kín đáo là vòng sinh - tử.
Theo Nho gia quan niệm, Thái cực sinh Lưỡng Nghi Âm Dương, sự kết hợp của hai sức âm dương tinh túy tạo hiện tượng sinh, làm nên sự sống và sự sống có một thực tại siêu hình là hồn, khi hồn ra đi thì vật chất tan rã, sự chết đến. Sinh tử là hai hiện tượng nối tiếp nhau của vạn vật, vì vậy theo quan niệm của Đông phương thì chết không phải là chấm dứt hẳn. Chết ắt về đất, xương thịt tan nát, âm chất thành đất hoang, phần tinh anh lên không gian thành sáng tỏ rực rỡ. Đành rằng cái gì đã có thì sẽ còn có tuy có thay đổi dạng thức, nhưng dạng thức tương lai thì không nói được. Đức Khổng Tử với tư cách là một hiền triết có trí tuệ siêu việt không bao giờ khẳng định bất cứ một điều gì nếu ngài chưa trải nghiệm. Ông nói: “Cho người chết là chết hẳn là không có lòng nhân. Không thể nói như vậy. Cho rằng người chết là như lúc sống, là không hiểu biết. Không thể nói như vậy”. [Chi tử nhi tri tử chi, bất nhân, nhi bất khả vi dã. Chi tử nhi tri sinh chi, bất tri, nhi bất khả vi dã].
Là môn sinh của Khổng Tử, thi hào Nguyễn Công Trứ đã có một quãng đời nhập thế sôi nổi mãnh liệt, tâm huyết xả thân cho xã tắc, có tài kinh bang tế thế nhưng rơi vào hoàn cảnh xã hội bất ổn, loạn lạc, nghèo nàn (thời kỳ Minh Mệnh có đến 140 cuộc nổi loạn). Cường hào ác bá lộng hành, quan lại triều đình xu nịnh và chính ông là nạn nhân của tấm bi kịch đó và chính lúc này tư tưởng của ông đã nhuốm màu yếm thế. Ông viết:
“Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
hay là:
Mảnh hình hài không có có không Lọ là thiên tứ vạn chung”