Những Thách Thức Hiện Nay Của Phật Giáo Trung Quốc
PHẬT GIÁO VÀ QUỐC TẾ HÓA
Từ thời điểm truyền bá vào Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất (TL), Phật giáo đã phát triển thông qua một tiến trình trao đổi quốc tế. Việc chuyển dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương đã đánh dấu sự khởi đầu của Phật giáo ở Trung Quốc. Tiến trình dịch thuật cũng như quốc tế hóa đã giúp truyền bá Phật giáo đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Tây phương. Đời Tùy và đời Đường là thời kỳ vàng son của Phật giáo ở Trung Quốc, một phần nhờ vào những cuộc viếng thăm, giao lưu các nước thường xuyên: các học giả Trung Quốc đến Ấn Độ để nghiên cứu Phật pháp, các Tăng sĩ Nhật Bản đến Trung Quốc tầm sư học đạo. Trao đổi quốc tế giữa các Phật tử đã đạt đến đỉnh điểm xán lạn của nó. Tuy nhiên, thời kỳ hậu thuộc địa của lịch sử Trung Quốc thì thật ảm đạm. Trong suốt thời kỳ nội chiến giữa những người cộng sản và những người theo chủ nghĩa dân tộc, chùa chiền bị chiếm đóng, đất đai bị chiếm dụng, Tăng sĩ bị xua đuổi thậm chí là bị hành quyết. Nhà cải cách vĩ đại Thái Hư đại
sư (太虛大師 1890-1947) đã tìm
cách phục hồi Phật giáo Trung Quốc bằng việc tạo nên những hình thức tổ chức mới. Ngài thiết lập những tổ chức Phật giáo và khuyến khích Tăng sĩ ra nước ngoài học, như họ đã thực hiện hơn một ngàn năm trước. Trong suốt 20 năm giữa 1921-1941, hơn 30 Tăng sĩ Trung Quốc đã được gửi ra nước ngoài học. Những người này học ở Tây Tạng, Ấn Độ, Tích Lan và đạt được những thành quả tốt đẹp. Kết quả của việc đào tạo quốc tế này là một thế hệ giảng sư Phật giáo Trung Quốc đã được duy trì để phát triển ở Trung Quốc tại thời điểm khi Phật giáo gặp khó khăn.
Ngày nay, Phật giáo đối mặt với một nhu cầu tương tự đối với việc đào tạo quốc tế. Còn rất ít những vị thầy tài đức sống sót sau Cách mạng Văn hóa, và số ít này cũng đã già yếu. Phật giáo Trung Quốc hiện tại trước sau đối mặt với việc thiếu các bậc thầy có tài, có tâm và thiếu các nguồn giáo dục. Hai kế hoạch hiện đang được đặt ra cho sự thành công của Phật giáo trong tương lai. Một mặt, những đóng
☸PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
góp đã có qua việc thiết lập các trường Phật học ở Trung Quốc. Một hệ thống giáo dục Phật giáo bây giờ đã được thiết lập với các cấp học: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Đến thời điểm này, 2 học viện cao cấp đã được thành lập, 20 học viện trung cấp được hình thành. Mặt khác, như trước đây, các Phật tử được khuyến khích ra nước ngoài học. Điều này được xem là một giải pháp linh động và khả thi, điều có thể giúp Phật giáo Trung Quốc theo kịp trình độ Phật học và sự thực hành Phật giáo khắp toàn cầu.
Vào năm 1982, lãnh đạo Phật giáo Triệu Phác Sơ đã gửi nhiều Tăng sĩ sang nghiên cứu tại Nhật Bản, Tích Lan, Thái Lan, Anh và Miến Điện. Bản thân tôi cũng là một trong số đó. Tôi đã học ở Tích Lan từ năm 1986 cho đến 1995. Theo kinh nghiệm của tôi, Tích Lan là một nơi lý tưởng để nghiên cứu Phật giáo Theravada. Trước đây khi còn được gọi là Ceylon, Tích Lan là thuộc địa của Anh gần 300 năm cho đến khi độc lập vào năm 1948, và do đó tiếng Anh ở đó rất tốt. Những học giả Trung Quốc thành thạo
tiếng Anh có thể sang học tiếng Pali và nghiên cứu Phật giáo Theravada ở Tích Lan. Thêm nữa, sau độc lập, chính phủ Tích Lan đã sử dụng giáo lý và những tổ chức Phật giáo để chống lại chủ nghĩa thực dân; như vậy Phật giáo vẫn hòa nhập tốt vào cơ cấu xã hội. Trong suốt thập niên 50 thế kỷ trước, Phật giáo là một môn học phổ thông dành cho lớp trẻ, và nhiều Tăng sĩ trẻ Tích Lan đã ra nước ngoài du học. Những Tăng sĩ này hiện đang tích cực tham gia vào nghiên cứu Phật học và đóng vai trò then chốt trong việc phát triển Phật giáo. Có hơn 40 Tăng sĩ Trung Quốc hiện đang học tại Tích Lan. Phật giáo Trung Quốc (trong quá khứ) phát triển không ngoài sự tương tác giữa các Tăng sĩ Ấn Độ và văn hóa Trung Quốc. Có nhiều lý do để tin rằng sức mạnh tương lai của Phật giáo không chỉ nằm ở nơi sự thịnh vượng kinh tế, mà cũng nằm nơi những liên kết quốc tế, mà trong suốt nhiều thế kỷ đã là một trong những đặc điểm của một tôn giáo thực sự của thế giới.■
TƯ TƯỞNG ☸
Phật giáo là một tôn giáo
thuyết phục chúng ta bằng các phương pháp thực hành làm thay đổi mọi cơ chế từ bên trong của mình – Tâm: bao gồm các tiến trình sắc hay lượng tử; các hợp thể của tư duy siêu hình và lịch sử của vũ trụ xét như là dấu ấn hay tập khí của mọi tồn tại có thể thấy trên một cá thể, băng qua lộ trình tôn giáo và chứng thực cách giao cảm của thực tại trên ngôn ngữ và tư duy; và Ngữ: bao gồm các tiến trình triết học, từ chối tôn giáo giáo điều và hoàn thành sự nghiệp vô duyên bi-trí. Do vậy, học Phật là học Thức và
Không. Nói cách khác, Phật giáo lấy những sự kiện bên trong làm nền tảng tư duy và phán đoán một cách khách quan. Thức là y xứ đầu tiên để ta khảo sát tính năng nhân quả, và tính không là nơi giao hội của mọi con đường tâm linh, khi mà lộ trình ngôn ngữ rụng vỡ, nhường chỗ cho ngôn tính và hệ sinh thái của giác ngộ – Như Lai tạng – đi ra từ con số không có sức chứa vô tận, để thấy các pháp do duyên sinh và chính duyên sinh lại là con số không chứa vô tận pháp.
Như đã nói, tâm: bao gồm các tiến trình sắc lượng tử, các hợp
PháP hiềNcưsĩ