TRUYỆN NGẮN ☸ Tôi tự hỏi: phong trần cuốn tô

Một phần của tài liệu phapluan80 (Trang 83 - 87)

- Đạo đức học Phương Đôn g Thích Mẫn Giác NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008.

TRUYỆN NGẮN ☸ Tôi tự hỏi: phong trần cuốn tô

Tôi tự hỏi: phong trần cuốn tôi

đi, hay tôi đi tìm phong trần? - Tiểu Sư Phụ nói nghe buồn vậy? Ừ, buồn, mà cũng không biết. Tôi thấy nó bình thường, là máu thịt nên tôi thấy không buồn mấy, chỉ khắc khoải.

- Em nghĩ, chỉ tại Tiểu Sư Phụ qua đa sầu, đa cảm, đa tưởng quá thôi. Mọi thứ là như vậy, cũng đừng quá cần nhiều yêu cầu nơi nó. Vậy là được rồi?!

- Ha… ha...

- Sao Tiểu Sư Phụ cười? - Tôi cười em, ngố quá. Ngây ngô quá. À, mà không. Chưa biết chừng ai ngố hơn ai? Và nếu ngố sẽ hạnh phúc hơn, tôi chợt nghĩ với em nên vậy, thì em cứ ngố, làm đẹp cuộc đời bằng cái ngố rất riêng vậy. Cuộc sống cần một đôi mắt long lanh trong sáng như em để con người bớt đi cái lý luận cao siêu đến viển vông.

Còn tôi?

Phủi tay hạt bụi Ta bà

Nửa rơi nửa đọng, la đà hiên không

Ai xưa cánh hạc thong dong Ngang trời để lại một dòng nước xao

Tay tôi vương bụi cũng nhiều,

Ta-bà này tôi lang bạt giang hồ mấy bận thu đông. Em có nghĩ rằng giữa tôi và em là một tràng giang chia đôi non nước?

Người nghệ sĩ trong một tu sĩ. Đó là nghiệp dĩ của tôi. Em không đồng ý? Vâng, tôi cũng thật là khéo đổ thừa! Tuy vây, tôi thích gọi bằng cái tên nghiệp dĩ, không phải để thi vị hóa đâu để tôi chập nhận đó thôi, chấp nhận “trả nghiệp”.

Sẫm tối. Tiếng côn trùng. Tiếng sao mọc. Trăng trung tuần lấp ló, sương phủ dần. Tiếng nói mất dần. Âm thanh vút cao, luyến với khơi vơi không gian. Sáo réo gọi, sáo thả trôi, sáo trầm luân. Sáu ngón tay lướt lấp lửng, có lúc mệt mỏi, trầm ngâm một điệu du dương, có lúc thay cung đổi nốt trắc trở.

Cô bé đi vào huyền mộng, sau lời kinh cầu thiết thương, môi chúm chím nụ cười, mắt khép nhẹ màn đêm, trên đôi má, giọt sầu cho nhân thế…

Chàng tu sĩ - gã nghệ sĩ lại cùng nhau đi…■

☸VĂN HÓA

Chùa xứ Huế là hình thái biểu hiện về mặt vật chất của văn hóa

Phật giáo ảnh hưởng đến Huế. Nhưng cũng chính từ những biểu hiện vật chất đó lại được trừu tượng hóa một lần nữa thành yếu tố tinh thần. Hay nói khác đi là trở thành biểu tượng cho một vùng đất. Cái mà tôi muốn đề cập đến ở đây chính là Bảo Tháp Phước Duyên (tọa lạc trên chùa Thiên Mụ) - Một trong những biểu tượng cho mảnh đất Thần Kinh này.

Theo Từ điển Larousse: “Biểu tượng là một dấu hiệu, hình ảnh, con vật sống động, hay đồ vật, biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”.

Nằm ở vị trí phía trước chùa Thiên Mụ trong tổng thể kiến trúc, nhưng tháp Phước Duyên được coi như trung tâm điểm, được ví như ngôi sao Bắc Đẩu, còn các công trình khác như các vệ tinh bao quanh.

BẢO THÁP PHƯỚC DUYÊN

MỘT BIỂU TƯỢNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI HUẾ

TrầN TiếN ĐạT

DANH LAM: Bảo tháp Phước Duyên, một biểu tượng trong tâm thức người Huế ■ Trần Tiến Đạt

VĂN HÓA ☸

Đôi dòng lịch sử về chùa Thiên Mụ

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả

mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.

Bảo tháp Phước Duyên

Tuy có sau bia và chuông của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725) đến 135 năm, nhưng tháp Phước Duyên vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng trong kiến trúc và lịch sử chùa Thiên Mụ. Trong dân gian miền Thuận Hóa, người ta không gọi là tháp Phước Duyên mà được gọi với một cái tên trìu mến là tháp Thiên Mụ.

* Lịch sử xây dựng ngôi tháp

Vua Minh Mạng là người đã nghĩ ra việc xây dựng một ngôi tháp tại chùa Thiên Mụ để trấn yểm cho kinh thành để “Tụ long khí cho bền long mạch”, song chưa thực hiện được thì ông đã băng hà, chỉ kịp để lại di ngôn cho người kế vị.

Vua Thiệu Trị (1841-1847) lên nối ngôi vua. Ông đã theo di chiếu của thiên hoàng sắc xây ở Thiên Mụ một ngọn tháp bảy tầng gọi là Từ Nhân Tháp, năm sau đó đổi lại thành Phước

☸VĂN HÓA

Duyên Bửu Tháp. Theo bia hiện còn tại chùa Thiên Mụ, thì Vua Thiệu Trị là người đã vẽ ra đồ án kiến trúc của Tháp.

Tháp được khởi công xây dựng từ năm Thiệu Trị thứ 4, Giáp Thìn (1844) và đến năm sau, Ất Tỵ (1845) mới xong. Lúc khởi công xây dựng tháp vua Thiệu Trị đã được 34 tuổi. Đang xây tháp thì trong năm đó trời đại hạn kéo dài từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Đảo vũ không mưa, vua Thiệu Trị bèn ra lệnh xây gấp cho xong tháp Phước Duyên để cầu mưa. Cho nên đến năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) thì lạc thành. Khi lạc thành vua cho

các Hoàng tử rước Kim thân Thế Tôn lên bảo tháp, tụng kinh cầu nguyện.

* Vật liệu xây dựng tháp

Vật liệu xây dựng tháp gồm có: đá Thanh chở từ Thanh Hóa vào, gạch Bát Tràng và gạch vồ có thể do thợ Bát Tràng ngoài bắc được nhà vua trưng tập vào kinh để làm tại chỗ, đất sét được đào lấy ở chân đồi Long Thọ và ở các làng Triều Sơn, nhất là Triều Sơn Nam - một vùng có thứ đất sét để làm gạch ngói rất tốt, bền. Ngoài ra thì còn có đồng và sắt. Người ta còn làm thứ gạch hoa lộng tráng men màu, ngói hoàng

Một phần của tài liệu phapluan80 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)