Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
CÕI THƠ ☸ trên dòng đời dâu bể, cho nên ông mong ước:
trên dòng đời dâu bể, cho nên ông mong ước:
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
***
Theo các nhà nghiên cứu Triết học Đông phương thì cho đến cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc đã trải qua hơn 4.000 năm với nhiều học thuyết, nhiều dòng tư tưởng sâu rộng mà các bậc hậu thế gọi là Tam giáo (Nho - Lão - Phật). Riêng Nho và Lão có hai nhân vật xuất sắc là Khổng Tử và Lão Tử. Đó là hai hệ thống triết học biệt lập tuy có vẻ đối lập (hữu vi - vô vi). Khổng Tử chủ xướng hữu vi (can thiệp vào việc đời) để giải quyết các rối loạn xã hội, cần phải dùng “nhân - nghĩa - lễ - nhạc” can thiệp vào gia đình, xã hội yên ổn trở lại. Còn Lão Tử chủ trương hành động theo tự nhiên (vô vi) thì xã hội trở lại ban đầu - ổn định. Nhưng xét về vũ trụ quan thì cả hai đều cùng có một cội nguồn là vì hữu vi và vô vi chỉ là hai cách ứng xử của con người đối với môi trường thiên nhiên và xã hội.
- Cái nhìn về vạn vật dưới phạm trù Lưỡng Nghi Âm Dương, từng cặp đối đãi tạo nên lưỡng tính bổ sung và không loại trừ nhau.
- Cho rằng con người là gạch nối giữa hai nguồn sinh lực Thiên - Địa tạo nên mô thức Thiên - Địa - Nhân làm trung tâm của vạn vật.
Lịch sử cho thấy các phương thế giải quyết xã hội áp dụng trong suốt thời Xuân Thu - Chiến Quốc với lý tưởng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” vào xã hội Trung Hoa vẫn chưa đưa đến một ngày an ổn. Đạo Phật đã vào Trung Hoa rất sớm từ thời Tần - Hán đến thời Tấn và Lục Triều thì Phật giáo phát triển nhanh và những người theo học phái Lão - Nho cũng đã có cái nhìn thông đạt và hòa đồng với Phật giáo. Vì vậy lúc bấy giờ mới có mô thức: theo Nho nhập thế vào lúc tuổi trẻ, theo Lão Trang lúc thất bại đau khổ và tìm đến đạo Phật để giảm trừ Tham - Sân - Si, bước đầu giảm đi những hệ lụy trần gian. Cụ Nguyễn Công Trứ tâm sự:
“Thôi cũng muốn Nam vô Di đà Phật Trót dở đem thân thế hẹn tang bồng”
☸CÕI THƠ
Giáo thuyết của đức Phật không dạy đi tìm chân lý và không tìm nguyên nhân đau khổ ở bên ngoài mà phải quay lại nhìn vào bên trong Tâm của mỗi người. Đức Phật đã phát hiện ra nguồn gốc đau khổ chính là Ái dục - và khi chấm dứt Ái dục thì vô minh và những ô nhiễm khác như tham, sân, si được hóa giải, lúc đó con người sẽ vĩnh viễn hết đau khổ.
Đây là Diệu pháp do đức Phật tìm ra sau bao năm tháng dày công tu tập, trầm tư và tham thiền.
Theo các kinh văn nhà Phật thì tác ý hay ý chí phát khởi hành động, lời nói, cử chỉ, tư tưởng có chủ tâm đều tạo Nghiệp. Đã tạo Nghiệp thì Nghiệp gây ra báo ứng (nghiệp báo) nằm trong qui luật Nhân quả. Do lý thuyết Nghiệp báo mà có lý thuyết Tái sinh - Luân hồi và định luật Nghiệp báo có thể vận dụng để giải thích về nguyên nhân đau khổ của con người ở trần gian.
Theo kinh văn Phật giáo thì lý thuyết Nghiệp báo, thuộc về Tâm, một thực tại tinh thần. Tâm chi phối Nghiệp và Quả cho nên Tâm chi phối cả quá khứ hiện tại và tương lai của con người. Nhiều khi Quả không thể hiện trên hữu hình mà còn thể hiện trên thực tại tâm thức vô hình qua các trạng thái sầu muộn, sân hận, lo âu khắc khoải, ám ảnh sợ hãi thường xuyên. Do vậy, về một phương diện nào đó thì Niết-bàn hay Địa ngục đều ở tại Tâm.
Trong kinh Tạp A-hàm có ghi lời Phật dạy: “Đã gieo giống nào thì sẽ gặt quả ấy. Hành thiện sẽ thâu quả lành. Hành ác gặt quả dữ”.
Nghiệp là do tác ý, thì Vô minh và Ái dục là nguồn gốc của Nghiệp. Vô minh và Ái dục là cội nguồn của mọi tội ác ở trần gian. Chỉ với những ai quyết đi vào Đạo tâm giải trừ Ái dục và Vô minh mới không tạo Nghiệp. Vậy “kiếp sau xin chớ làm người” chỉ còn là tiếng thở dài đầy bất lực và thoái thác đối với kiếp người lúc tuổi về chiều, khi ngoảnh nhìn lại đời mình thấy chập chờn như “bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”.
Thực ra vấn đề thật không đơn giản như vậy. Căn cứ vào giáo pháp của nhà Phật, nguồn gốc của sinh tử là ái dục. Ái dục được hiểu