Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
CÕI THƠ ☸ gắm trong bài “Luận Kẻ sĩ”.
gắm trong bài “Luận Kẻ sĩ”.
“Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn Xe bồ luân, dầu chưa gặp Thang, Văn Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”
Mãi đến năm 42 tuổi ông mới bắt đầu xuất chính và thực hiện được tinh thần bảo quốc an dân trên hai phương diện quan trọng ngoài công vụ hành chính thường xuyên là hoạt động kinh tế và hoạt động binh bị: “Vi quốc dĩ nông vi bản”, kẻ sĩ phải sáng suốt hăm hở ra tài kinh tế. Ông viết:
“Trong lăng miếu ra tài lương đống Ngoài biên thùy rạch mũi can tương”
hay là:
“Kém gì nam bắc đông tây
Đường thư kiếm vẫy vùng cho hết đất”
Tuy vậy, cuộc đời xuất chính của thi hào Nguyễn Công Trứ đã gặp nhiều phen sóng gió, ba chìm bảy nổi trong bể loạn. Có lúc thăng đến tột bậc đỉnh chung, có lúc giáng xuống hạng thứ dân. Qua nhiều lần thử thách của số mệnh, ông vẫn giữ phong thái bình dị của một triết nhân. Không kiêu căng lúc lên cao, không thối chí, sa sút nhân cách lúc sa cơ lỡ vận.
“Trên trường danh lợi, vinh liền nhục Trong cuộc trần ai, khóc lộn cười”
hay là:
“Phận tài hoa đành có lúc vẻ vang
Đường khoa mục xa nhau đà mấy bước”
và ông đã nhìn một cách thực tế trong quan niệm sống của con người đã vượt qua lắm đoạn trường.
“Người ta ở trong phù thế Chữ vô cầu là chữ thiên nhiên”
Năm ông 70 tuổi, sau một thời gian sống mãnh liệt, sống đầy đủ một cuộc đời nhập thế, nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã cảm thấy mệt mỏi khi nhìn lại quãng đời mình: một cuộc đời “mang gươm đi mở
☸CÕI THƠ
bờ cõi”, đã từng đặt chân trên núi non Cao Bằng, đồng chiêm, bãi muối vùng Nam, rừng thưa Quảng Ngãi và đồng lúa phì nhiêu miền biên viễn An Giang, đã thả tâm hồn mình pha nhiễm tư tưởng “nhân sinh ảo ảnh”.
“Ôi nhân sinh là thế ấy
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao”
Lúc bấy giờ ông lấy chữ Nhàn làm gốc cho kẻ sĩ thời ẩn dật, vui với cầm kỳ thi tửu, thả hồn rong ruổi kết duyên cùng với cỏ cây mây nước, ung dung gõ mạn thuyền ngâm thơ trên dòng sông lạnh.
“Trăng chênh chếch đầu non mới ló Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ Buông chèo hoa len lỏi chốn sơn cương”
hay là:
“Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ, Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà”
***
Cuộc đời nhà thơ đất Hồng Lam gợi cho ta nhiều cảm kích về tinh thần đấu tranh bền bỉ, đời sống thanh đạm, liêm khiết, cao thượng của kẻ sĩ, mà ông là một trong những biểu tượng đẹp đẽ với khí phách hiên ngang cái thế của người anh hùng lập công và một tâm hồn phóng khoáng. Một đặc điểm rất quyến rũ trong dung mạo tinh thần của ông, qua những sáng tác ở các thời kỳ hàn vi, thời kỳ xuất chính hay lúc hưởng nhàn là sự giao thoa giữa tâm hồn và hơi thở của vũ trụ. Đây chính là tư tưởng của Đông phương kết hợp Nội - Ngoại - mà Nho giáo chủ trương con người lý tưởng phải có hai tố chất: Nội thánh và Ngoại vương: chiều kích hướng nội để phát huy tiềm lực ẩn sâu trong tinh thần và kết hợp với thực tại siêu việt, còn chiều kích hướng ngoại để thành vật, cùng với đất trời hỗ trợ cho việc nuôi nấng chuyển hóa vạn vật.
Thực tại siêu việt không nhân hình, nhân dạng. Lão giáo gọi là