4.4.2.1. Kết quả hồi quy
Bảng kết quả 4.14 cho thấy: đối với mô hình (2), biến phụ thuộc là ROA: Tác giả sử dụng kiểm định F-test để lựa chọn giữ mô hình Pooled OLS và mô hình FEM. Kết quả cho thấy là F(30, 291) = 2.87 với Prob > F = 0.0000, với mức ý nghĩa 5% thì ta thấy F = 0.0000 < 5% cho thấy mô hình Pooled OLS không phù hợp, vì thế ta chọn mô hình hồi quy FEM.
Lựa chọn giữa FEM và REM
Để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định Hausman:
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình (2) Hausman test
___________________________Ho: difference in coefficients not systematic_______
___________________________Chi 2(6) = 9.75________________________________ ___________________________Prob > Chi2 = 0.1356___________________________
(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Stata)
(Kết quả chạy tử phần mềm Stata)
*, ** và *** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%
Dựa vào bảng 4.13, với phương pháp Pooled OLS ta thấy biến FGAP và CAR có mối quan hệ tác động cùng chiều với biến ROA tại mức ý nghĩa 1%, tức là khi biến FGAP và CAR lần lượt tăng 1% thì biến ROA tăng lần lượt 1.18% và 9.24%. Tương tự, biến CASH có mối quan hệ cùng chiều với ROA tại mức ý nghĩa 10%, khi biến CASH tăng 10% thì biến ROA tăng 3.78%. Và cùng với 1 mức ý nghĩa 1%, biến SIZE và INF tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động (ROA), khi biến SIZE và INF lần lượt tăng 1% thì biến ROA tăng lần lượt 0.289% và 1.47%. Biến DEP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Với FEM, biến FGAP, CAR, SIZE đều có tác động cùng chiều với biến ROA tại mức ý nghĩa 1%, tức là khi biến FGAP, CAR, SIZE lần lượt tăng 1% thì biến ROA cũng tăng lần lượt 1.88%, 7.24% và 0.277%. Biến chỉ số tiền mặt (CASH) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động (ROA) ở mức ý nghĩa 10%, khi biến CASH tăng 10% thì biến ROA tăng 4.92%. Các biến còn lại DEP và INF không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Với REM, kết quả cho thấy biến đọc lập CASH có ý nghĩa thống kê với biến ROA với mức ý nghĩa 10%, khi biến CASH tăng 10% thì biến ROA tăng 4.15%. Các biến FGAP, CAR và SIZE đều có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động (ROA) tại cùng mức ý nghĩa 1%, tức là khi biến FGAP, CAR và SIZE tăng lần lượt 1% thì biến ROA tăng lần lượt 1.52%, 8.27% và 0.276%. Các biến còn lại là DEP và INF không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ROA.