Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2008) cho rằng “Thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể tài trợ việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thể chấp nhận được”. Vai trò cơ bản của ngân hàng trong việc chuyển hóa kỳ hạn của các khoản tiền gửi ngắn hạn sang các khoản cho vay dài hạn làm cho ngân hàng thường xuyên trong tình trạng dễ bị ảnh hưởng
trước rủi ro thanh khoản, về bản chất thể chế đặc thù và cả đối với thị trường với tư cách
là một tổng thể.
Theo Trương Quang Thông (2010), một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi tài sản ấy thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tương tự, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời gian huy
Theo Anyanwu (1993) đã định nghĩa tính thanh khoản là khả năng một công ty chuyển tài sản của mình thành tiền mặt trong thời gian ngắn và không bị mất giá trị. Hệ số khả năng thanh toán đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp bởi vì các ngân hàng thường hoạt động với nguồn vốn lớn được vay từ người gửi tiền dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.
Olagunju và cộng sự (2012) giải thích rằng tính thanh khoản có nghĩa là khả năng
ngân hàng đáp ứng các cam kết tài chính tại một mức giá hợp lý tại mọi thời điểm. Ngân
hàng có tiền khi khách hàng cần để đáp ứng nhu cầu rút tiền của họ.
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại là khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng khi chúng đến hạn. Chúng có thể bao gồm các cam kết cho vay và đầu tư, rút tiền ký quỹ và các khoản nợ đến hạn thanh toán trong quá trình kinh doanh (Amengor, 2010).
Tóm lại, theo tác giả thuật ngữ thanh khoản về cơ bản là một kỹ thuật được sử dụng bởi một tổ chức để chuyển đổi tài sản của mình ở hiện tại thành tiền mặt. Bất cứ khi nào một tổ chức cần để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình, nó sẽ chuyển tài sản hiện tại của mình thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả đến ngày đáo hạn.