❖ Rủi ro thanh khoản
Arif và Anees (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng ở Pakistan. Nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản, các khoản cho vay trả chậm, chênh lệch thanh khoản và khả năng sinh lời. Trong một nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Ahmed và Ahmed (2012), tiến hành nghiên cứu trên 22 ngân hàng ở Pakistan trong giai đoạn 2004-2009. Kết quả cho thấy lợi nhuận có mối tương quan cùng chiều với rủi ro thanh khoản.
Maaka (2013) nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của 33 ngân hàng thương mại tại Kenya trong giai đoạn 2008 đến 2012, kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản đo lường bằng khe hở thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ariffin (2012) phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng Hồi giáo ở Malaysia trong giai đoạn 2006-2008. Nghiên cứu đo lường rủi ro thanh khoản bằng tỷ lệ tổng tài sản trên nợ phải trả. Tác giả nhận thấy rằng, trong thời kỳ khủng hoảng, rủi ro thanh khoản và tỷ suất sinh lời trên tài
sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có mối tương quan ngược chiều
và rủi ro thanh khoản có thể làm giảm ROA và ROE.
DemirgucKunt và Huizinga (1999) nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ suất sinh lời của ngân hàng ở 80 quốc gia. Kết quả thu được cho thấy rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ vốn vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).
Tại Iran, Tabari và cộng sự (2013) đã điều tra tác động của rủi ro thanh khoản đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Họ đã sử dụng một mẫu các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2003-2010 để nghiên cứu. Kết quả chính cho thấy, bên cạnh tác động
tiêu cực của rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cũng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Iran.
❖ Chỉ số trạng thái tiền mặt
Maaka (2013) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya trong giai đoạn 2008-2012. Kết quả của nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của ngân hàng thương mại ở Kenya bị ảnh hưởng tiêu cực do sự gia tăng chênh lệch thanh khoản và đòn bẩy. Ngoài ra, tác giả còn phát hiện ra rằng yếu tố tiền mặt cũng tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động.
Arif và Anees (2012) nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động tài chính của 22 ngân hàng ở Pakistan trong giai đoạn 2004-2009. Ngoài việc phát hiện ra rủi ro thanh khoản có tác động đáng kể đến hiệu quả ngân hàng thì nghiên cứu còn tìm ra mối quan hệ tích cực giữa yếu tố tiền mặt và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu cho rằng việc dự trữ tiền mặt đầy đủ sẽ làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào thị trường repo, điều này sẽ làm giảm chi phí liên quan đến việc đi vay. Hơn nữa, nó cũng sẽ giúp các ngân hàng tránh được rủi ro dẫn đến lợi nhuận thu được cao hơn.
❖ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu là thước đo sức mạnh tài chính của ngân hàng, xét về khả năng chống chọi với các tổn thất bất thường trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng
có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao có xu hướng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc chuyển lợi thế an toàn thành lợi nhuận (Ayele, 2012). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tỷ lệ thuận với khả năng ứng phó của ngân hàng trước các tình huống khủng hoảng. Nó cũng có ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của các ngân hàng (Ongore và Kusa, 2013). Tại Malaysia, Rahman và Saeed (2015) nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2005- 2013.
1 chỉ số là tỷ lệ tài sản thanh khoản so với tổng tài sản ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cũng có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động, tuy nhiên, tỷ lệ này tác động cùng chiều với ROA và ngược chiều với ROE.
❖ Tỷ lệ tiền gửi
Một nghiên cứu ở Kenya, Maaka (2013) ngoài việc phát hiện rằng yếu tố rủi ro thanh khoản có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thì kết quả nghiên cứu còn cho thấy yếu tố tiền gửi có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động. Tác giả cho rằng khi tiền gửi tăng sẽ giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời. Các ngân hàng sẽ không phải phụ thuộc vào ngân hàng trung ương hoặc thị trường repo để đáp ứng nhu cầu của những người gửi tiền khác. Hơn nữa, ngân hàng có thể sử dụng tiền của người gửi tiền để sinh lời một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu Arif và Anees (2012) tìm ra mối quan hệ tích cực giữa yếu tố tiền
gửi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu cho rằng một ngân hàng có đủ tiền gửi trong tài khoản của họ sẽ không xảy ra các vấn đề như đi vay trên thị trường tiền
tệ với chi phí cao. Vì vậy, để nâng cao khả năng sinh lời của mình, ngân hàng bắt buộc phải tăng tiền gửi.
❖ Quy mô ngân hàng
Ruziqa (2013) nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng ở Indonesia từ năm 2007 đến năm 2011. Hoạt động tài chính của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Rủi ro tín dụng được đo bằng tỷ lệ nợ xấu và rủi ro thanh khoản được đo bằng tỷ lệ khả năng thanh toán. Kết quả nghiên cứu ngoài phát hiện ra rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến ROA và ROE, tỷ lệ thanh khoản có tác động tích cực đáng kể đến ROA và ROE thì còn phát hiện ra quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động, tuy nhiên chỉ có tác động tiêu cực đáng kể đến NIM mà không tác động đến ROA và ROE.
Anbar và Alper (2011) nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến lợi nhuận của
các ngân hàng thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Với mục đích này, phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng (mô hình tác động cố định) được áp dụng cho dữ liệu thu được từ báo cáo tài chính của 10 ngân hàng từ năm 2002 đến năm 2010. Nghiên cứu nhận thấy rằng quy mô tài sản có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến lợi nhuận. Nó cho thấy rằng các ngân hàng lớn hơn sẽ đạt được ROA và ROE cao hơn so với các ngân hàng nhỏ.
Theo Andreas và Gabrielle (2009), các ngân hàng lớn thường có mức độ đa dạng hóa sản phẩm và khoản vay cao hơn các ngân hàng nhỏ. Ngoài tiềm năng đa dạng hóa cao hơn, lợi thế cũng có thể phát sinh từ quy mô lớn hơn. Đa dạng hóa làm giảm rủi ro và tính kinh tế theo quy mô dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động. Họ cho rằng quy mô ngân hàng có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng các ngân hàng có quy mô lớn có mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô và lợi nhuận
do chi phí đại lý, quy trình quan liêu và các lý do khác liên quan đến quy mô doanh nghiệp lớn.