Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 55 - 64)

3.3.1.1. Biến ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Tỷ lệ này cho thấy ngân hàng có lợi nhuận như thế nào so với tổng tài sản của nó và cách ban quản lý sử dụng hiệu quả tài sản của mình

để tạo ra thu nhập (Alshatti, 2014).

Alzorqan (2014) cho rằng tỷ số này đo lường khả năng sinh lời mà ngân hàng đạt

được bằng cách đầu tư tài sản của mình vào các hoạt động khác nhau và được tính bằng công thức như sau:

, . , L i nhu n sau thuợ ậ ế

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) = ' —l-—■---× 100 T ng tài s nổ ả

3.3.1.2. Biến ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này được sử dụng như một thước đo khả năng sinh lời của một công ty bằng cách cho biết doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận với số tiền mà các cổ đông đã đầu tư (Alshatti, 2014).

Alzorqan (2014) cho rằng ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được tính

bằng cách chia thu nhập ròng (lợi nhuận ròng sau thuế) cho vốn chủ sở hữu (quyền tài sản), và điều này có nghĩa là tỷ lệ này đo lường mức độ hiệu quả quản lý trong việc sử dụng các quỹ ngân hàng và tạo ra lợi nhuận, có thể được thể hiện qua công thức:

L i nhu n sau thuợ ậ ế Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = —7——77—7—- -× 100

V n ch s h uố ủ ở ữ

3.3.1.3. Biến NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM phản ánh chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí

lãi vay theo tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản. Chính vì lý do này mà tác giả đã sử dụng NIM làm thước đo hiệu quả hoạt động như một số nghiên cứu của Ghos (2016), Doyran (2013) và Nguyen (2012).

Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Atasoy (2007), sử dụng tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM), được tính bằng tỷ số giữa chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi vay

trên tổng tài sản, như một biến phụ thuộc bổ sung để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. NIM được thể hiện dưới dạng:

... ... Thu nh p lãi - Chi phí lãiậ

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = ---ɪ; t'. 7---× 100

3.3.2. Biến độc lập

3.3.2.1. Biến FGAP

Khe hở tài trợ là chênh lệnh giữa số dư bình quân của các khoản cho vay và số dư

bình quân vốn huy động, chỉ số khe hở tài trợ phản ánh được cơ bản nhất về khả năng thanh khoản của ngân hàng (Đặng Văn Dân, 2015).

Ferrouhi (2014) định nghĩa khi hở kỳ hạn là chênh lệch giữa các khoản cho vay của ngân hàng và tiền gửi của khách hàng, và lấy chênh lệch tài chính này chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ này được biểu hiện như sau:

_________ Cho vay ngân hàng-Tiền gửi khách hàng

Khe hở kỳ hạn (FGAPR) =--- × 100

Tổng tài sản

3.3.2.2. Biến SIZE

Trong hầu hết các tài liệu tài chính, tổng tài sản của các ngân hàng được sử dụng làm đại lượng cho quy mô ngân hàng. Quy mô ngân hàng được biểu thị bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản (Smirlock, 1985).

Quy mô ngân hàng được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Quy mô có tác động đến các hoạt động khác nhau của ngân hàng bao gồm cơ hội đầu tư, đa dạng hóa danh mục đầu tư, danh tiếng và khả năng tiếp cận vốn tự có (Zhang và cộng sự, 2008). Quy mô ngân hàng được đo lường như logarit tự nhiên của tổng tài sản.

3.3.2.3. Biến DEP

Tiền gửi là nguồn vốn chính của ngân hàng và là nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Càng nhiều tiền gửi được chuyển thành tiền vay, thì tỷ suất lãi và lợi nhuận càng cao.

Biến DEP được sử dụng như một yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong một số nghiên cứu của Maaka (2013), Arif & Anees (2012).

Tỷ lệ tiền gửi là tỷ lệ giữa tổng tiền gửi trên tổng tài sản, là một chỉ tiêu thanh khoản nhưng được coi là một khoản nợ phải trả. Tiền gửi là nguồn tài trợ chính của ngân

hàng, do đó nó có tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng (Gul và cộng sự, 2011) và được đo lường như sau:

_____ . Tiền gửi khách hàng

Tỷ lệ tiền gửi =---^,~ "ɪ _ , ---x 100

Tổng tài sản

3.3.2.4. Biến CAR

Berger (1995) cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao có xu hướng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc chuyển lợi thế an toàn vốn thành lợi nhuận. Quy mô vốn cung cấp sự linh hoạt về tài chính cho ngân hàng và tổ chức tài chính, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng về tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi xét đến cơ cấu nguồn vốn.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được coi là một trong những tỷ lệ cơ bản cho sức mạnh tài chính của ngân hàng. Dự kiến tỷ số này càng cao thì nhu cầu tài trợ bên ngoài càng giảm và khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao. Nó cho thấy khả năng

của ngân hàng trong việc xử lý tổn thất và rủi ro với cổ đông. Ayele (2012) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng cũng sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu

được đo lường như sau:

Ấ , Vốn chủ ở hữu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu = —— --——-— x 100

Tổng tài sản

3.3.2.5. Biến CASH

Về lý thuyết, nếu chỉ số trạng thái tiền mặt càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản kịp thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá

cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Biến này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Almazari (2012), Arif & Anees (2012), Dezfouli và cộng sự (2014) để đánh giá tác động của nó với hiệu quả hoạt động ngân hàng và được tính với công thức sau:

9 Ấ . λ w Tiền mặt

Chỉ sô trạng thái tiền mặt = —----x 100

Tổng tài sản

3.3.2.6. Biến INF

Tỷ lệ đo lường tỷ lệ lạm phát chung hàng năm: Mức tăng chỉ sô giá tiêu dùng (CPI) đôi với tất cả hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu. Môi quan hệ giữa lạm phát và khả năng sinh lời có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng sinh lời tùy thuộc vào việc nó được dự đoán trước hay không (Perry, 1992). Nếu dự đoán được tỷ lệ lạm phát, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng doanh thu cao hơn chi phí. Ngược lại, nếu không lường trước được

tỷ lệ lạm phát, ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất phù hợp khiến chi phí có thể tăng

nhanh hơn doanh thu dẫn kết lợi nhuận giảm. Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều quan sát thấy tác động tích cực giữa lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng ((Molyneux và Thorton, (1992); Kosmidou, (2006)).

3.4. Gỉả thuyết các biến

Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm đã thảo luận, tác giả đã đề xuất các kỳ vọng dấu về sự tác động của các biến độc lập đôi với biến phụ thuộc trong mô hình như sau:

của ngân hàng

Almazari (2014) nghiên cứu các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Saudi Arabia và Jordan. Mục tiêu chính là so sánh lợi nhuận của các ngân hàng Saudi và Jordan. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 23 ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan với 161 quan sát trong giai đoạn 2005-2011. Kết quả cho thấy có mối tương quan tích cực đáng kể giữa ROA của ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan với rủi ro thanh khoản. Tỷ lệ rủi ro thanh khoản (LQR) được đo lường bằng lượng tiền mặt và các khoản

tương đương tiền chia cho tổng tài sản trong trường hợp này.

Dezfouli và cộng sự (2014) đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa các biến rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Iran. Với mô hình dữ liệu bảng thu thập từ 18 ngân hàng ở Iran trong giai đoạn 2005-2011. Mô hình sử dụng yếu tố tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đại diện cho biến lợi nhuận làm biến phụ thuộc. Và các biến độc lập được đề cập trong mô hình như tỷ lệ tiền mặt (CTA), tỷ lệ tiền gửi (DTA), tỷ lệ tiền gửi đầu tư so với tiền gửi biến động (IDTSD), nợ xấu (NPL), khe hở thanh khoản (LIQ GAP), tỷ lệ vốn (CR), quy mô ngân hàng (BS), tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát

(IR). Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản (LIQ GAP) và lợi nhuận ngân hàng. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản sẽ dẫn đến ngân hàng không có khả năng để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và kết quả là họ gặp phải nguy cơ mất khả năng thanh khoản và phá sản. Mặt khác, thanh khoản dư thừa ở các ngân hàng đồng nghĩa với việc phân bổ các nguồn lực kém hiệu quả có thể dẫn đến việc giảm lợi nhuận của các ngân hàng.

Musiega và cộng sự (2017) nghiên cứu xem xét tác động của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Kenya. Nghiên cứu này đặc

biệt tập trung vào Ngân hàng thương mại ở Kenya trong giai đoạn 2006 đến 2015. Hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản, rủi ro thanh khoản được đo bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều và đáng kể trong mối quan hệ với ROA.

Giả thuyết 2: Chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Almazari (2014) đã nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lợi nhuận của

các ngân hàng. Mục tiêu chính là so sánh lợi nhuận của các ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan bằng cách sử dụng các yếu tố bên trong để ước tính. Dữ liệu nghiên cứu cần thiết

được thu thập từ các nguồn dữ liệu thứ cấp. Một mẫu gồm 23 ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan đã được xem xét với 161 quan sát trong giai đoạn 2005-2011. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng rủi ro thanh khoản được đo lường bằng chỉ số trạng thái tiền mặt (lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản) có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận (ROA) của ngân hàng A Rập Xê Út và Jordan.

Arif và Anees (2012) đã tiến hành nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đối

với hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng Pakistan. Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 22 ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2004-2009. Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số tiền mặt có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời. Điều này cho thấy, khi ngân hàng dự trữ đủ tiền mặt, làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào thị trường repo, điều này sẽ làm giảm chi phí liên quan đến việc đi vay qua đêm. Kết quả là khi rủi ro thanh khoản giảm sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Giả thuyết 3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Rahman và Saeed (2015) tìm thấy một mối quan hệ tác động tích cực của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (cụ thể là ROA). Nghiên cứu tiến hành trên 21 ngân hàng thương mại ở Malaysia trong giai đoạn 2005- 2013.

Olalekan và Adeyinka (2013) tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên khả năng sinh lời các ngân hàng nhận tiền gửi trong và ngoài nước ở Nigeria trong giai đoạn 2006-2010. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra một sự ảnh hưởng tích cực của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại ở Nigerian.

Giả thuyết 4: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Gul và cộng sự (2011) đã điều tra tác động của các yếu tố lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu tiến hành trên 15 ngân hàng hàng đầu của Pakistan trong giai đoạn 2005-2009. Bài báo này sử dụng phương pháp bình phương tối thiều tổng quát (Pooled OLS) để điều tra tác động của tài sản, khoản vay, vốn chủ sở hữu, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và vốn hóa thị trường đối với các chỉ số sinh lời chính, tức là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) và tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM). Kết quả của nghiên

cứu cho thấy quy mô tài sản ngân hàng tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân

hàng (ROA).

Ayele (2012) nghiên cứu điều tra các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tư nhân ở Ethiopia bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của bảy ngân hàng thương mại tư nhân từ năm 2002 đến năm 2011. Nghiên cứu sử dụng ba thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận

trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM). Ket quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tư nhân ở Ethiopia.

Giả thuyết 5: Tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Gul và cộng sự (2011) nghiên cứu này các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu của 15 ngân hàng thương mại hàng đầu Pakistan trong giai đoạn 2005-2009. Bài báo này sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Pooled OLS) để điều tra tác động của tài sản, khoản vay, vốn chủ sở hữu, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thị trường vốn hóa dựa trên các chỉ số sinh lời chính, tức là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Các kết quả thực nghiệm cho thấy yếu tố tiền gửi tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Giả thuyết 6: Tỷ lệ lạm phát hằng năm có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động

của ngân hàng

Theo Driver và Windram (2007) lạm phát ảnh hưởng đến hành vi định giá của các doanh nghiệp. Ví dụ, nếu các ngân hàng kỳ vọng lạm phát sẽ cao hơn trong tương lai, họ tin rằng họ có thể tăng giá mà không làm giảm nhu cầu đối với sản lượng của mình. Trong kịch bản này, với điều kiện lạm phát dự kiến bằng với lạm phát thực tế thì hoạt động kinh doanh sẽ không giảm và không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng.

Abdullah, Parvez và Ayreen (2014) cho rằng lạm phát là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát cao có liên quan đến lãi suất cho vay và thu nhập cao. Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát được dự đoán hay không. Nếu lạm phát được dự đoán đầy đủ

và lãi suất được điều chỉnh phù hợp, sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận. Mặt khác, lạm phát tăng ngoài dự kiến gây ra khó khăn về dòng tiền cho người đi vay, có thể dẫn đến việc chấm dứt kế hoạch cho vay sớm và thua lỗ. Các phát hiện về mối quan hệ tác động cùng chiều giữa lạm phát và lợi nhuận như các nghiên cứu của Wallich (1980), Tan

và Floros (2012) cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng cao

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w