sản
Một tỷ lệ tiền mặt càng cao càng đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, nhờ đó mà rủi ro thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao chứng tỏ ngân hàng phân bổ nguồn lực không hiệu quả sẽ làm cho lợi nhuận
của ngân hàng giảm xuống. Tỷ lệ này được dùng để đánh giá rủi ro thanh khoản trong các nghiên cứu của Ahmad Aref Almazari (2014), Zaphaniah Akunga Maaka (2013), Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012).
2.4. Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại
2.4.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại
Trương Quang Thông (2011) cho rằng dưới góc độ kinh doanh của ngân hàng, hiệu quả hoạt động có thể được xem là kết quả về lợi nhuận do hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Hiệu quả hoạt động của tổ chức có thể được đo lường bằng mục tiêu tài chính đạt
được hoặc sự hài lòng của người lao động. Theo cách tương tự như vậy, Venkatraman và cộng sự (1986) đã trích dẫn rằng hiệu quả hoạt động ngân hàng có thể được đánh giá bằng lợi tức đầu tư, tăng trưởng doanh số, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Green và cộng sự (2007) đã xác định rằng lợi tức đầu tư, doanh số và tăng trưởng
thị trường và lợi nhuận là những yếu tố quan trọng đo lường hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
Tóm lại, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM rất đa dạng,
các ngân hàng sẽ quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các khía cạnh khác nhau mà phổ biến nhất là các NHTM tiếp cận đến khía cạnh kết quả của lợi nhuận, cũng
như khả năng sinh lời của tại các NHTM này (Nguyễn Thu Hiếu, 2015).
2.4.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Shen và các cộng sự (2009) sử dụng tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân (ROA),
tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) và tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) để
đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. ROA phản ánh khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản của ngân hàng. ROE cho biết lợi nhuận của cổ đông trên vốn chủ sở hữu của họ. NIM đo lường khoảng cách giữa số tiền ngân hàng trả cho người gửi tiết kiệm và số tiền ngân hàng nhận được từ người đi vay.
Tabari và cộng sự (2013) đã mô tả rằng khả năng sinh lời được đo lường bằng ba thước đo. Đầu tiên trong nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản ROA. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận
ròng (lợi nhuận sau thuế) so với tổng tài sản có trung bình của một ngân hàng:
Lợi nhuận ròng
ROA = ðʌ x 100
Tài sản có bình quân
Ý nghĩa của tỷ suất sinh lời trên tài sản có là cho biết một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, còn có một hệ số được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROE là tỷ suất quan trọng nhất đối với các cổ đông và được xác định bởi công thức sau:
_____ Lợi nhuận ròng
ROE =^-—;—— x 100Vốn tự có bình quân
Cuối cùng là chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM và được xác định với công thức sau:
Thu nhập lãi - Chi phí lãi
NIM = — ɪɪ/: ■ —x 100
Tài sản có sinh lời
Tỷ lệ này giúp nhà quản trị thấy được khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, qua đó có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời, tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm lãi suất một cách hợp lý.