Khái niệm rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 29 - 30)

“Tổn thất (có thể dẫn đến sụp đổ) ngân hàng xảy ra khi nhiều người gửi tiền đồng

thời cùng rút tiền gửi khỏi ngân hàng làm cho nhu cầu chi trả vượt quá khả năng hiện có.

Để thoát khỏi sụp đổ, ngân hàng phải huy động hoặc vay mượn các nguồn tiền mới với chi phí đắt đỏ, hoặc bán các tài sản hiện có với chi phí thấp (chịu thua lỗ). Điều này dẫn đến các tổn thất (có thể làm phá sản) cho ngân hàng. Đó chính là rủi ro thanh khoản” (Phan Thị Thu Hà, 2013, trang 164).

“Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài

chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá trị thấp” (Nguyễn Văn Tiến, 2010).

“Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy

đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng đủ thanh khoản nhưng

hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không thể chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt, hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán”

(Nguyễn Đăng Dờn và các cộng sự, 2012, trang 193).

“Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh từ việc ngân hàng không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của mình khi chúng đến hạn mà không phải chịu những tổn thất không

thể chấp nhận được” (Comptroller of The Currency, 2001).

Nói một cách dễ hiểu hơn, theo quan điểm của tác giả, rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là loại rủi ro phát sinh khi ngân hàng không đáp ứng được nghĩa vụ liên quan đến tiền cho khách hàng trong thời gian nhất định, điều đó có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng cũng như niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng đó.

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w