Vai trò của thanh khoản đối với Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 28 - 29)

Thanh khoản và khả năng sinh lời là hai khía cạnh rất quan trọng và biểu thị rõ nhất sự sống còn của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Không một ngân hàng nào có thể

tồn tại nếu không có thanh khoản. Một ngân hàng không tạo ra lợi nhuận có thể bị coi là

một ngân hàng yếu kém, nhưng một ngân hàng không có khả năng thanh khoản có thể sớm gặp phải sự sụp đổ và cuối cùng là phá sản. Thế nên, quản lý thanh khoản đã trở thành một vấn đề quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức hoạt động kinh doanh (Bardia, 2007).

Đứng trước vấn đề trên, theo tác giả, điều cần thiết là các ngân hàng phải duy trì mức độ thanh khoản thích hợp để không những đáp ứng nhu cầu của các khoản vay mới mà không cần phải thu hồi các khoản vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn mà còn đáp ứng nhu cầu rút tiền một cách kịp thời. Tính thanh khoản không

được thừa cũng không được thiếu. Thanh khoản thừa cho thấy các khoản tiền nhàn rỗi tích lũy không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và thanh khoản thiếu không chỉ ảnh hưởng xấu đến mức độ tín nhiệm của ngân hàng mà còn làm gián đoạn quá trình hoạt động kinh doanh, phát triển và cản trở khả năng sinh lời của ngân hàng. Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng một cách thường xuyên và kịp thời là yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong công tác quản lý của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro, nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống

ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w