Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 39 - 41)

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là các yếu

tố như tỷ lệ lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội GDP, tỷ lệ tập trung của ngân hàng,... ❖Tỷ lệ lạm phát

Trong một nghiên cứu của Hakimi và Zaghdoudi (2017) điều tra về ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu đã sử dụng một mẫu gồm 10 ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 1990-2013. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích hồi quy dữ liệu bảng một cách chính xác mô hình tác động ngẫu nhiên. Kết quả thực nghiệm cho thấy ngoài rủi ro

thanh khoản làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì các phát hiện chỉ ra rằng lạm phát cũng tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Sayilgan và Yildirim (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2007. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng và lợi nhuận có xu hướng tăng khi tỷ lệ lạm phát giảm trong giai đoạn này.

Aburime (2008) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố kinh tế vĩ

mô quyết định đến khả năng sinh lời của ngân hàng ở Nigeria. Sử dụng bộ dữ liệu bảng bao gồm 1255 quan sát của 154 ngân hàng trong giai đoạn 1980-2006, các chỉ số kinh tế

vĩ mô trong cùng thời kỳ bao gồm lãi suất thực, lạm phát, chính sách tiền tệ, chế độ tỷ giá hối đoái,... Kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực và chính sách tiền tệ ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận ngân hàng ở Nigeria.

Tổng sản phẩm quốc nội

Theo Belayneh (2011) từ các chỉ số kinh tế vĩ mô, yếu tố quan trọng duy nhất của

lợi nhuận ngân hàng là tăng trưởng GDP thực tế. Ông nhận định rằng tốc độ tăng trưởng

kinh tế thực tế của đất nước hiện nay khiến các ngân hàng thương mại có lợi nhuận cao hơn. Tốc độ tăng trưởng cao có thể củng cố năng lực trả nợ của những người đi vay trong

nước, do đó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng. Ngoài ra, các điều kiện kinh tế vĩ mô bất lợi làm tổn hại đến các ngân hàng bằng cách tăng số lượng các khoản nợ xấu. Do đó,

kỳ vọng tăng trưởng kinh tế được cải thiện sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ tập trung ngân hàng

Biến tập trung ngân hàng được định nghĩa là tỷ số giữa tài sản của các ngân hàng lớn nhất trên tổng tài sản của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Cấu trúc thị trường trong ngành ngân hàng được đo lường bằng biến số tập trung ngân hàng dẫn đến khả năng sinh

lời của các ngân hàng ở các thị trường tập trung cao kiếm được tiền thuê độc quyền, vì họ có xu hướng thông đồng với nhau (Gilbert, 1984). Vì sự thông đồng có thể dẫn đến việc tính lãi suất cho các khoản vay cao hơn và lãi suất tiền gửi thấp hơn, nên sự tập trung ngân hàng cao hơn có tác động tích cực đến lợi nhuận. Mặt khác, mức độ tập trung

ngân hàng cao hơn có thể là kết quả của sự cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành ngân hàng, điều này cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận và mức độ tập trung thị trường (Boone và Weigand, 2000).

Theo kết quả của Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992) phát hiện ra mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ tập trung ngân hàng với khả năng sinh

lời của ngân hàng. Ngược lại, kết quả của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) và Staikouras and Wood (2004) chỉ ra mối quan hệ tiêu cực nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ tập trung ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w