Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 41 - 50)

Nghiên cứu của Shen và cộng sự (2009) đã phân tích ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản (LRGAP) đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, sử dụng tập dữ liệu bảng không cân bằng của 12 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1994-2006. Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, sử dụng công cụ ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) để ước tính rủi ro thanh khoản ngân hàng và mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng 3 biến phụ thuộc là NIM, ROA và ROE để đại diện cho

hiệu quả hoạt động ngân hàng và các biến độc lập khác như: quy mô ngân hàng (SIZE), vốn chủ sở hữu (ETA), rủi ro tín dụng (LLPL), tỷ lệ tập trung của 3 ngân hàng (CON), tốc độ tăng trưởng (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF). Kết quả của nghiên cứu là rủi ro thanh khoản có mối quan hệ tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, rủi ro thanh khoản

có thể làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng do chi phí sử dụng vốn cao.

Hakimi và Zaghdoudi (2017) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thanh

khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn 1990- 2013. Bằng cách áp dụng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên, kết quả thực nghiệm

cho thấy rủi ro thanh khoản (LIQR), khủng hoảng tài chính quốc tế (CRISIS) và lạm phát (INF) có mối tương quan nghịch và ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (NIM), cụ thể là sự gia tăng rủi ro thanh khoản dẫn đến việc giảm hiệu

quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số Herfindahl- Hirschman (IHH) tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố khác đối với hiệu quả hoạt động như như rủi ro tín dụng (CRDR), quy mô (SIZE) và tỷ lệ an toàn vốn (CAP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là không đáng kể.

Maaka (2013) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại tại Kenya. Dữ liệu nghiên cứu lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 33 ngân hàng thương mại tại Kenya trong giai đoạn 2008 - 2012. Trong đó PBT là lợi nhuận trước thuế được dùng làm biến phụ thuộc. Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu như tiền gửi (Dep), tiền mặt (Cash), khe hở thanh khoản (Liq-Gap), nợ xấu (NPL), tỷ lệ đòn bẩy (LEV). Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận ngân hàng thương mại ở Kenya bị ảnh hưởng tiêu cực do tăng khe hở thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy. Rủi ro thanh khoản có thể được giảm nhẹ bằng cách dự trữ đủ lượng tiền mặt, nâng cao sơ sở tiền gửi, giảm khe hở

thanh khoản và nợ xấu.

Ndoka và cộng sự (2017) nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Albania trong giai đoạn 2005-2015. Để phân tích

mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và khả năng sinh lời của các ngân hàng, dữ liệu dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp đã được thu thập từ 16 ngân hàng thương mại hoạt động tại Albania trong giai đoạn 2005-2015. Lợi nhuận trước thuế (PBT) được sử dụng làm chỉ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng và khe hở tài trợ là chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản (GAP). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tác động ngược chiều của rủi ro thanh khoản lên lợi nhuận. Ngoài ra nghiên cứu còn tìm thấy rằng, yếu tố tiền mặt (CASH) có tác động ngược chiều với lợi nhuận và yếu tố tiền gửi (DEP) tác động cùng chiều với lợi nhuận.

Musiega và cộng sự (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với

hiệu quả hoạt động của 44 ngân hàng thương mại ở Kenya trong 10 năm từ 2006 đến 2015. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và mô hình tác động ngẫu nhiên và tác động cố định được sử dụng

thông qua phần mềm E-views cho nghiên cứu. Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản (LQ)

được đo lường bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROA) và yếu tố quy mô ngân hàng (SZ) có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động nhưng không đáng kể.

Rahman và Saeed (2015) nghiên cứu sự ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Malaysia giai đoạn 2005-2013. Nghiên cứu này

sử dụng các chỉ số ROA và ROE làm 2 chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động và 3 chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản là tỷ lệ cho vay trên vốn tiền gửi (LTD), tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (CAR). Kết quả cho thấy các ngân hàng Malaysia không cho vay quá mức, có mức tài sản thanh khoản hợp lý và tình trạng vốn tốt. Tuy nhiên, kết quả hồi quy cho thấy không phải tất cả các chỉ số

rủi ro thanh khoản đều ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LTD) không ảnh hưởng đáng kể đến những thay đổi trong hoạt động của ngân hàng, tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA) đặt ra chi phí cơ hội cho ngân hàng trong khi tỷ lệ vốn trên tài sản (CAR) mang lại kết quả khác nhau với các biện pháp hoạt

động. Nhìn chung, kết quả hồi quy cho thấy tác động của rủi ro thanh khoản đối với hoạt

động của các ngân hàng Malaysia là không rõ ràng và thay đổi theo các biện pháp hoạt động được sử dụng.

Badawi (2017) nghiên cứu sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng (NPL), rủi ro thanh khoản (LDR) và rủi ro thị trường (NIM) đến lợi nhuận (ROE) của các ngân hàng ngoại hối ở Indonesia. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng ngoại hối niêm

bố

FGAPR ^ -

tích dữ liệu bao gồm phân tích thống kê mô tả, kiểm định vi phạm các giả định hồi quy bao gồm kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và kiểm định tính chuẩn. Kiểm định giả thuyết bao gồm kiểm định hệ số xác định được sử dụng để xác định mức đóng góp được tạo ra từ biến độc lập cho biến phụ thuộc. Kiểm định tiếp theo là kiểm định thống kê F và kiểm định thống kê t. Kết quả cho thấy biến nợ xấu (NPL), biến tỷ lệ khoản vay trên tiền gửi (LDR) không ảnh hưởng đáng kể đến biến ROE

và biến NIM có tác động cùng chiều đến ROE.

Arif và Anees (2012) điều tra tác động của rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Pakistani. Dữ liệu nghiên cứu được thu thâp từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 22 ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2004-2009. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để đánh giá tác động của rủi ro thanh khoản đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lợi lợi nhuận ngân hàng (profitability) có mối quan hệ tiêu cực với rủi

ro thanh khoản được đo lường bởi khe hở thanh khoản (liquidity gap) và nợ xấu (NPLs).

Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện ra mối tương quan cùng chiều giữa lợi nhuận ngân hàng và tỷ lệ tiền gửi (Deposit), tiền mặt (Cash).

Chowdhury và Zaman (2018) phân tích ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi giáo trong giai đoạn 2012-2016. Trong nghiên

cứu, ROA và ROE được sử dụng làm thước đo đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng, các yếu tố khác như tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (loan to deposit ratio), tài sản có rủi ro thanh khoản trên tổng tài sản (liquidity risky asset to total asset), tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (capital to total asset) được sử dụng làm các chỉ số đại diện cho rủi ro thanh khoản. Phương pháp phân tích được sử dụng là phân tích hồi quy để tìm ra ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các chỉ số rủi ro thanh khoản.

Tại Việt Nam, Nguyễn Thanh Phong (2020) nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019. Nghiên cứu sử dụng 2 biến ROA và ROE làm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh. Rủi ro thanh khoản được đo lường bằng khe hở tài trợ của ngân hàng (FGAP)

để làm biến nghiên cứu chính trong cả 2 mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố khác có tác động và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động kinh doanh như như: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của năm trước (L.ROA), tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng (NPL), tăng

trưởng kinh tế (GDP), thất nghiệp (UEP). Chỉ có tỷ lệ lạm phát (INF) là không có ý nghĩa

thống kê trong mô hình.

1 Shen và cộngsự (2009) Rủi ro thanh khoảnvà hiệu quả hoạt động ROA ROE NIM CON + ETA + GDP + GDPt-1 + INF + INFt-1 + 2 Hakimi và Zaghdoudi (2017)

Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng: bằng chứng thực nghiệm tại các Ngân

hàng ở Tunisian. NIM LIQR - CRDR + CAP + SIZE - IHH + CRISIS - GDP +

3 (2013) hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya.

Dep + NPL + LEV + 4 Nguyễn Thanh Phong (2020) Bàn về rủi ro thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của Ngân

hàng thương mại Việt Nam. ROA ROE FGAP + ETA + NPL - INF / GDP + UEP - L.ROE + 5 Arif và Anees (2012)

Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Profitability Liquidity g a P - Cash + Deposits + NPLs - 6 Badawi (2017)

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, rủi ro thanh

khoản, rủi ro thị trường đến lợi nhuận

của ngân hàng. ROE Liquidity risk (LDR) / Credit risk (NPL) / Market risk (NIM) + 7 Islami vàNdoka, Shima (2016)

Ảnh hưởng của quản trị rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Albanian trong giai

đoạn 2005-2015. PBT GAP - Deposit + Cash - 8 Saeed(2015)Rahman và Phân tích thực nghiệm về rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động ở các ngân hàng Malaysia. ROA ROE LTD / LATA -

9 cộng sự (2017)

quả của các ngân hàng thương mại ở _______Kenya._______ ROA SZ / 10 Chowdhury và Zaman (2018)

Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi giáo ở Banglades. ROA ROE Loan to Deposit ratio - Liquid asset to total asset - Capital to asset ratio -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tài liệu tổng quan lý thuyết về rủi ro thanh khoản, hiệu quả hoạt động ngân hàng

và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài đã được thảo luận chi tiết trong chương 2. Qua đó, cho thấy những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đồng thời rút ra được sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM.

Tổng quan lý thuyết trong chương này sẽ là cơ sở lý luận phục vụ cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định trong chương 3. Trên cơ sở đó,

tác giả phân tích và đánh giá tác động rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các

NHTMCP Việt Nam ở chương 4. Đồng thời cũng làm căn cứ để đưa các giải pháp nhằm

hạn chế rủi ro thanh khoản tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam ở chương 5.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày sơ lược quy trình nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên những lý thuyết và các nghiên cứu thức nghiệm. Đồng thời, trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp định lượng như phương pháp ước lượng, kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu 2237_010817 (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w