Theo Đặng Văn Dân (2015), phương pháp khe hở tài trợ là phương pháp thích hợp nhất trong đo lường rủi ro thanh khoản, chỉ số khe hở tài trợ phản ánh được cơ bản
nhất khả năng thanh toán của ngân hàng. Công thức tính khe hở tài trợ được thể hiện như
sau:
Khe hở tài trợ = Tổng dư nợ tín dụng trung bình - Tổng nguồn vốn huy động trung bình/Tổng tài sản
Neu khe hở tài trợ là dương và ngân hàng có khe hở tài trợ lớn, nghĩa là trung bình các khoản cho vay lớn hơn tiền gửi trung bình, khi đó sẽ buộc ngân hàng phải giảm
tiền mặt dự trữ và giảm các tài sản thanh khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ để bù đắp thanh khoản, dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng cao.
Neu khe hở tài trợ là âm, thì trung bình các khoản tiền gửi lớn hơn trung bình các
khoản cho vay, nghĩa là ngân hàng đang có nguồn vốn huy động dư thừa và có thể gia tăng dự trữ thanh khoản bằng cách mua tài sản có tính thanh khoản cao, hoặc sử dụng để
cho vay trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư tài chính... Việc gia tăng dự trữ thanh khoản có thể đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong tương lai nhưng lại xuất hiện chi phí vốn để nắm giữ tài sản ít khả năng sinh lời, từ đó làm suy giảm lợi nhuận ngân hàng. Nếu đầu tư vào tài sản khác thì có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng mang lại rủi ro cao hơn.
2.3.3.4. Đo lường thanh khoản thông qua chỉ số trạng thái tiền mặtChỉ số trạng thái tiền mặt = Tiền mặt và các khoản tương đương tiền/Tổng tài