Giả thuyết 1: Khe hở tài trợ (FGAP) tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Nhìn vào bảng 4.19 cho thấy tỷ lệ rủi ro thanh khoản (FGAP) tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Với mức ý nghĩa 1%, khi rủi ro thanh khoản tăng 1% thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tăng 2.61%, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng 1.18% và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng 14%. Mặc dù tỷ lệ tăng tỷ suất lợi nhuận không cao nhưng vẫn phù hợp với kỳ vọng đưa ra ban đầu là khi khe hở tài trợ tăng lên (rủi ro thanh khoản tăng lên) sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Ahmad Aref Almazari (2014), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Maniagi Musiega và cộng sự (2017), Nguyễn Thanh Phong (2020), Samual Siaw (2013).
Điều đó cho thấy rằng khi rủi ro thanh khoản tăng làm lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng với trường hợp khe hở kỳ hạn dương, tức là các trung bình các khoản cho vay lớn hơn trung bình các khoản huy động vốn và cũng đồng nghĩa với việc thu nhập từ việc cho cho vay lớn hơn chi phí lãi phải trả từ việc huy động, chứng tỏ lợi nhuận của ngân hàng tăng, lúc này ngân hàng buộc phải giảm lượng tiền mặt dự trự, giảm các tài
sản thanh khoản hoặc đi vay trên thị trường tiền tệ với chi phí cao dẫn đến rủi ro thanh khoản ngân hàng cao.
Giả thuyết 2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Với mức ý nghĩa 1%, khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tăng 1% thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tăng 16,1% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng 9.21%. Còn với mức ý nghĩa 10%, khi khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tăng 10% thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 28%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước của Asikhia Olalekan & Sokefun Adeyinka (2013), Rahman và Saeed (2015), Ahmad Aref Almazari (2013), John Goddard và cộng sự (2004).
Theo như kết quả tìm được thì ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì lợi nhuận mang lại cho ngân hàng càng cao. Điều này có thể được giải thích như sau: Khi ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì đồng nghĩa với việc tiềm lực tài chính của ngân hàng mạnh, từ đó ngân hàng có thể duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ hoặc hoàn thành các khoản nợ phải trả khi đáo hạn, tạo được niềm tin với công chúng nhiều hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó rủi ro ngân hàng gặp phải ít hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn.
Giả thuyết 3: Chỉ số trạng thái tiền mặt tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
Chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Với mức ý nghĩa 10%, chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tăng 10% thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng 3.78% và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng 40.3%.
Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của Ahmad Aref Almazari (2014), Ahmed Arif & Ahmed Nauman Anees (2012).
Theo như kết quả của nghiên cứu vừa tìm ra thì chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) tăng có nghĩa là khi ngân hàng dự trữ càng nhiều tiền mặt hay nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao thì hiệu quả hoạt động ngân hàng tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp trong trường hợp nền kinh tế gặp nhiều bất ổn, ngân hàng khó khăn trong việc huy động vốn để bù đắp lượng thanh khoản thiếu hụt và thậm chí huy động vốn với chi phí cao, vì vậy nếu ngân hàng không dự trữ đủ tiền mặt hay nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao thì ngân hàng phải gánh chịu một mức phí cao hơn, làm lợi nhuận giảm xuống và nghiêm trọng hơn ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản, gây ảnh hưởng nặng nề đến việc duy trì hoạt động ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản đồng thời ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định nếu ngân hàng nắm giữ tiền mặt hay tài sản có tính thanh khoản cao thì lợi nhuận ngân hàng giảm đi so với việc đầu tư vào các loại tài sản tài chính khác có mức sinh lời cao hơn.
Giả thuyết 4: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Với mức ý nghĩa 1%, khi quy mô ngân hàng tăng 1% thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tăng 0.455%, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng 0.289% và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 3.55%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Sehrish Gul và cộng sự (2011), Habtamu Negussie Ayele (2012), Elisa Menicucci và Guido Paolucci (2015).
Điều đó có thể giải thích rằng: Khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì hiệu quả hoạt động mang lại cho ngân hàng càng cao. Cụ thể là khi ngân hàng đầu tư quy mô lớn, ngân hàng có lợi thế hơn về việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ dựa trên công nghệ
cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động, dẫn đến lợi nhuân thu được cũng sẽ cao hơn.
Giả thuyết 5: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng
Nhìn vào bảng kết quả 4.19 cho thấy tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tại mức ý nghĩa 5%. Với mức ý nghĩa 5%, khi tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản tăng 5% thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng 1.55%. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011), Zaphaniah Akunga Maaka (2013) rằng tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Khi ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động ngân hàng sẽ cao. Điều đó có nghĩa là khi khách hàng bắt đầu gửi tiền hơn, ngân hàng có đủ vốn để tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình như cho vay, đầu tư, từ đó lợi nhuận mang lại cho ngân hàng sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu người gửi tiền bắt đầu rút tiền gửi của họ khỏi ngân hàng, nó sẽ tạo ra một cái bẫy thanh khoản cho ngân hàng buộc ngân hàng phải vay vốn trên thị trường tiền tệ với chi phí cao hơn dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm.
Giả thuyết 6: Tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng
Theo như kết quả của bảng 4.19 cho thấy lạm phát có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tuy nhiên ý nghĩa thống kê không thật sự cao. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 khá cao ở mức 18.7% tuy nhiên lạm phát đã được kiểm soát dần dần vào những năm sau đó. Perry (1992), Athanasoglou và cộng sự (2008) chỉ ra rằng tác động của lạm phát chỉ tích cực trong trường hợp lạm phát là “khả đoán”. Một chính sách kiểm soát lạm phát minh bạch và rõ ràng giúp các NHTM thu được lợi ích từ việc chủ động điều chỉnh lãi suất tín dụng và huy động và ngược lại. Trong những năm gần đây, chính sách kiểm soát lạm phát được
NHNN ngày càng công khai mục tiêu và các công cụ sử dụng, và được thừa nhận ngày càng tích cực. Điều này đem đến lợi ích cho các NHTM trong việc điều hành lãi suất của mình. Kết quả này tương đồng với các kết quả của Caporale và cộng sự (2017), Wallich (1980), Vong và Chan (2007) và Tan and Floros (2012).
(2017), Nguyễn Thanh Phong (2020),
Samual Siaw (2013).___________________ 2 CASH + + Ahmad Aref Almazari (2014), Ahmed Arif& Ahmed Nauman Anees (2012)._________
3 CAR + +
Asikhia Olalekan & Sokefun Adeyinka (2013), Rahman và Saeed (2015), Ahmad Aref Almazari (2013), John Goddard và cộng sự (2004)._______________________
4 SIZE + +
Sehrish Gul và cộng sự (2011), Habtamu Negussie Ayele (2012), Elisa Menicucci và Guido Paolucci (2015)._______________ 5 DEP + + Gul và cộng sự (2011), Zaphaniah AkungaMaaka (2013).. __________________ 6 INF + + Caporale và cộng sự (2017), Wallich(1980), Vong và Chan (2007) và Tan and
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
•
Ket quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản được đo lường bởi khe hở tài trợ có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, đại diện cho rủi ro thanh khoản là chỉ số trạng thái tiền mặt, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR) cũng có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trong giai đoạn 2009-2019. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một số các yếu tố khác cũng có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam như: tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP), quy mô ngân hàng (SIZE) và tỷ lệ lạm phát (INF).
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã so sánh giả thuyết về kỳ vọng dấu ở chương 3 với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tiến hành đưa ra những gợi ý chính sách trong chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ĐÓNG GÓP NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
Chương này sẽ tổng kết lại những điểm chính của nghiên cứu. Đồng thời chỉ ra hạn chế của bài, từ đó đề xuất các giải pháp nham kiểm soát rủi ro thanh khoản vừa đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn vừa có khả năng sinh lợi và định hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.
5.1. Ket luận chung
Bài nghiên cứu đã phân tích tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với 328 mẫu quan sát của 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến 2019 theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sử dụng 3 biến phụ thuộc là NIM, ROA, ROE; 6 biến độc lập bao gồm khe hở tài trợ (FGAP), chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP), quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tỷ lệ lạm phát (INF). Theo kết quả đã phân tích trên: kiểm định F-test và kiểm định Hausman, mô hình được lựa chọn là mô hình hồi quy REM. Kết quả
kiểm định những giả định hồi quy cho thấy mô hình REM đã vi phạm các giả định hồi quy như phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, để khắc phục hiện tượng này tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS).
Tiếp đến, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng chịu tác động bởi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Trong nhóm các yếu tố
bên trong, các biến độc lập đại diện cho rủi ro thanh khoản là khe hở tài trợ (FGAP), chỉ
số trạng thái tiền mặt (CASH) đều tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, yếu tố quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR) cũng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Yếu tố bên ngoài đại diện bởi
tỷ lệ lạm phát thì nghiên cứu cũng đã phát hiện ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lạm phát và hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Ket quả nghiên cứu đã cho thấy rằng: Rủi ro thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động, tức là khi ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao thì rủi ro thanh khoản sẽ cao. Điều này có thể lý giải cụ thể là khi hoạt động tín dụng gia tăng mạnh hơn so với hoạt động huy động vốn thì thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn so với chi phí huy động tiền gửi, từ đó lợi nhuận ngân hàng thu được sẽ cao hơn. Lúc này để đáp ứng kịp thời được nhu cầu vay vốn nhiều thì buộc ngân hàng phải giảm lượng tiền mặt dự trữ, bán các tài sản có tính thanh khoản cao hay đi vay trên thị trường tiền tệ với chi phí cao dẫn đến rủi ro thanh khoản sẽ tăng cao. Vì vậy cần điều tiết giữa nhu cầu cho vay và lượng tiền gửi huy động để có thể thu được lợi nhuận cao nhất.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã một lần nữa cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng có sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, và mối quan hệ này là cùng chiều nhau ở một giới hạn nhất định. Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng một số các yếu tố khác cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam như: chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR), tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP), quy mô ngân hàng (SIZE) và tỷ lệ lạm phát (INF).
5.2. Kiến nghị
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất nhằm hạn chế rủi
ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động trong hệ thống của các ngân hàng như sau:
Mở rộng quy mô ngân hàng: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, quy mô ngân hàng cao sẽ thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ càng cao. Bởi vì nếu ngân hàng có quy
mô tài sản lớn, ngân hàng sẽ có lợi thế hơn trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
dựa trên công nghệ cao, nâng cao hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng mình, tạo được
niềm tin lớn với công chúng. Qua đó giúp ngân hàng thu hút được lượng lớn khách hàng
trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng càng tăng quy mô thì càng đem lại hiệu quả càng cao cho ngân hàng. Bởi vì việc tăng quy mô tài sản cần tương xứng với trình độ và năng lực quản lý của ngân hàng.
Nếu quy mô tăng quá mức ngoài tầm kiểm soát, thì việc này gây hiệu ứng ngược lại, không những không làm tăng lợi nhuận mà ngược lại gây ra sự sụt giảm trong lợi nhuận của các ngân hàng. Vì khi năng lực và trình độ quản lý của ngân hàng không tăng kịp với tốc độ tăng quy mô thì sẽ dẫn đến gây khó khăn cho việc quản lý, đồng thời không kiểm soát tốt chi phí (chi phí nhân sự, chi phí thủ tục hành chính...) dẫn đến tình trạng chi phí tăng tăng lên đáng kể, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận ngân hàng.
Tăng cường nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao: Tránh việc bị động về nguồn vốn khi có vấn đề về thanh khoản, các ngân hàng cần nên quản lý, tăng cường và linh hoạt hơn trong việc dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao. Ngoài tiền mặt và các khoản tương đương tiền, ngân hàng nên nắm giữ các loại chứng khoán vốn và chứng khoán nợ như cổ phiếu, thương phiếu, tín phiếu kho bạc, chấp phiếu, chứng chỉ tiền gửi, ... Với việc quản lý tốt việc dự trữ tài sản thanh khoản, ngân hàng sẽ xác định được nhu cầu nguồn vốn của mình, tránh việc vay mượn quá nhiều dẫn đến chi phí trả lãi vay cao, giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu thông qua tăng vốn chủ sở hữu: Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu, thể hiện năng lực tự chủ tài chính và sức mạnh nội lực để ổn định thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam. Trong các nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được sử dụng linh hoạt và có tính tự chủ cao nhất. Vốn chủ sở hữu có thể được sử dụng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời và đề phòng ngừa rủi ro hoạt động. Tỷ lệ chủ sở hữu trên tổng tài sản càng lớn là điều kiện để
ngân hàng cải thiện năng lực thanh khoản, một lượng vốn lớn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi có những phát sinh về nhu cầu rút vốn đột ngột mà các nhà