Hoạt động kinh doanh của IKEA

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 39 - 42)

2.1. Giới thiệu sơ l ợc ƣ về IKEA

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của IKEA

2.1.2.1. Chiến lược kinh doanh của IKEA

Phương châm thực hiện của IKEA: Tạo dựng một cuộc sống hằng ngày tốt

hơn cho nhiều người hơn.

Đi theo phương châm này, IKEA đặt mục tiêu: Cung cấp một chuỗi đa dạng

các sản phẩm nội thất có thiết kế đẹp, đa chức năng ở mức giá thấp để có nhiều người có thể mua.

Trên cơ sở những định hướng trên, IKEA nhận định trong quan điểm kinh doanh của mình là những gì tốt cho tất cả mọi người thì cũng tốt cho chính doanh nghiệp trong dài hạn. Quan điểm kinh doanh này được IKEA vận dụng triệt để trong các chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra những mức giá sản phẩm gây ấn tượng với khách hàng không chỉ về mức giá mà còn về chất lượng sản phẩm. Ba định hướng chiến lược của IKEA đó là: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm và chiến lược tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng bền vững. Các chiến lược này đã góp phần không nhỏ để IKEA có thể phát triển lớn mạnh như hiện nay trên thị trường châu Âu và trên toàn thế giới.

Thứ nhất, chiến lược giá thấp là khởi đầu cho các chiến lược kinh doanh mà IKEA hướng tới. Sự tập trung mạnh mẽ của IKEA vào quá trình cung cấp các sản phẩm, thiết bị đồ gia dụng và nội thất ở mức giá thấp và cạnh trạnh là lý do chính để khách hàng có thể chấp nhận các sản phẩm của IKEA, cũng như sự phát triển của chính doanh nghiệp này tại nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới.

Chiến lược thứ hai mà IKEA áp dụng trong quá trình kinh doanh đó là tạo ra các dịch vụ độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh cùng ngành không thể làm được. Sự

khác biệt này đã có từ lúc khởi thủy công ty và người sáng lập ra Ikea đã từng đề cập “luôn làm ngược lại với những gì mà những người khác thực hiện”. Trải nghiệm mua sắm của khách hàng không chỉ được chú trọng từ việc đang dạng chủng loại, mức giá, mẫu má, thiết kế, dịch vụ mà còn có thể bổ sung từ nhiều các yếu tố khác để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thứ ba, IKEA nhận thức được từ rất sớm các nguy cơ tiềm ẩn về môi trường trong hoạt động kinh doanh của mình, cùng với đó là áp lực từ phía các tổ chức chính phủ, khách hàng và cả các đối tác về các vấn đề môi trường đối với các nhà bán lẻ trên toàn cầu, IKEA đã thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững từ những năm 1990 với các chính sách đầu tiên về môi trường được ra đời. Chính sách của IKEA bước đầu đảm bảo cho IKEA và các nhân viên có ý thức hơn trong việc thực hiện trách nhiệm môi trường trong tất cả hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.2.2. Doanh thu, lợi nhuận và giá trị tài sản của IKEA

IKEA hiện nay sở hữu cơ sở tại 42 quốc gia tính đến tháng 8 năm 2014. Trong đó, tổng số cửa hàng chính thức của IKEA đã lên tới con số 315 đặt tại 27 quốc gia trên thế giới; 27 Trung tâm dịch vụ tại 23 quốc gia, 34 trung tập phân phối và 13 Trung tâm khách hàng tại 17 quốc gia; 44 đơn vị sản xuất công nghiệp của IKEA tại 11 quốc gia. Châu Âu là thị trường chủ lực tiêu thụ các sản phẩm của IKEA và cũng nơi có nhiều cửa hàng IKEA hoạt động với 22 cửa hiệu, 20 trung tâm phân phối và 36 đơn vị sản xuất công nghiệp, châu Âu chiếm tới 59% khối lượng hàng hóa sản xuất của IKEA.

Trong số các thị trường mới cửa, Trung Quốc, Nga và Hungary là những thị trường phát triển nhanh nhất. Trung Quốc nổi bật lên là thị trường chuyển nhượng phát triển nhanh với tiềm năng khổng lồ với nhu cầu khách hàng và các cửa hiệu liên tục được khai trương. Tại Mỹ, IKEA đứng vị trí thứ hai trong danh sách 10 nhà bán lẻ đồ nội thất dẫn đầu năm 2013 tính theo doanh số bán hàng. Trong năm 2014, có tổng số 716 triệu lượt khách ghé thăm các cửa hiệu của IKEA, tăng 4,7% so với năm 2013. Đặc biệt, riêng 14 trung tâm mua sắm IKEA tại Nga đã có tới hơn 270 triệu lượt khách ghé thăm. Hoạt động bán lẻ của IKEA còn phát triển ngay cả ở lĩnh

vực thương mại điện tử. Hằng năm, có khoảng hơn 1 tỉ lượt truy cập trang web IKEA.com với khối lượng giao dịch trực tuyến không hề nhỏ.

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của tập đoàn IKEA giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: triệu Euro

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 2011 2010 Doanh thu 29,293 28,506 27,628 25,173 23,539 Chi phí bán hàng 16,372 15,786 15,723 13,773 12,454 Lợi nhuận ròng 12,921 12,720 11,905 11,400 11,085 Chi phí vận hành 9,128 8,894 8,423 7,808 7,888 Lợi nhuận tổng 3,793 4,026 3,909 3,592 3,197

Lợi nhuận trước thuế và

lợi tức 4,145 4,107 3,482 3,757 3,273

Thuế 801 775 695 781 577

Lợi nhuận ròng 3,329 3,317 3,202 2,966 2,688

Nguồn: IKEA Group, 2014, IKEA Group Yearly Summary FY14.

Theo báo cáo thường niên của IKEA 2014, kết thúc năm tài khóa 2014, tổng doanh số bán hàng và thu nhập khác của IKEA đạt 29,29 triệu Euro tương đương , tăng 5,9% so với năm 2013. Năm 2014, IKEA chứng kiến sự phát triển và gia tăng doanh số bán hàng ở tất cả các kênh bán hàng hiện tại cũng như các cửa hiệu mới khai trường và gian hàng trực tuyến. Bảng 2.1 phân tích tình hình kinh doanh của IKEA trong giai đoạn 2010-2014 cho thấy sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của IKEA. Tình hình kinh doanh của IKEA giai đoạn 2010-2014 diễn biến khả quan, các chiến lược về giá, sản phẩm đem lại cho IKEA doanh thu và lợi nhuận tăng lên hằng năm. Mặc dù trải qua những điều kiện kinh tế khó khăn tại châu Âu

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)