Các vấn đề cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng xanh

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 27)

1.3.1. Thiết kế xanh

1.3.1.1. Khái niệm thiết kế xanh

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp sản xuất khi quyết định thiết kế sản phẩm cuối cùng chính là lúc ra các quyết định về sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng để doanh nghiệp sản xuất có những biện pháp giúp giảm các tác động tiêu cực đến môi trường của sản phẩm chính bởi cách sử dụng sản phẩm và vận chuyển sản phẩm có thể gây hại tới môi trường nhiều hơn cách sản xuất sản phẩm đó. Dấu hiệu của thiết kế xanh (Green design) bao gồm

sự quản lý vòng đời sản phẩm và thực hiện thiết kế sinh thái (Eco-design) giúp các doanh nghiệp kiểm soát được những tác động môi trường từ giai đoạn thu mua nguyên liệu tới khi sản phẩm kết thúc vòng đời.

1.3.1.2. Thiết kế sinh thái và các hình thức thiết kế sinh thái

Đánh giá vòng đời sản phẩm

Đánh giá vòng đời sản phẩm (life-cycle assessment) là một phương pháp đánh giá các tác động môi trường ở từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm từ khi bắt đầu được hình thành tới khi kết thúc vòng đời (ví dụ, từ việc khai thác nguyên liệu thô tới xử lý nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng, sửa chữa, bảo trì, xử lý sau khi sử dụng, tái chế…). Sử dụng phương thức đánh giá vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu hơn về các vấn đề môi trường trong thiết kế sản phẩm thông qua việc xem xét và đánh giá các yếu tố đầu vào và đầu ra trong vòng đời sản phẩm; đánh giá các ảnh hưởng tiềm năng có thể xảy ra đối với dòng nguyên nhiên liệu này; phân tích các kết quả đạt được để đưa ra các quyết định sáng suốt hơn. Việc quan tâm đến toàn bộ vòng đời sản phẩm thay vì chỉ chú trọng đến quá trình sử dụng, ví dụ từ khâu nguyên liệu, hệ thống sản xuất cho tới đầu ra sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định tốt hơn trong thiết kế, sản xuất, thu mua sản phẩm với một cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề môi trường. Không những vậy, đánh giá vòng đời sản phẩm giúp doanh nghiệp nhận thức những thay đổi quan trọng trong các giai đoạn phát triển của sản phẩm, để từ đó có thể đưa ra các định hướng giảm thiểu chi phí và các yếu tố gây hại tới môi trường.

Có hai dạng đánh giá vòng đời sản phẩm chính. Đánh giá vòng đời theo thẩm quyền xem xét các vấn đề trong sản xuất và sử dụng sản phẩm, hoặc một dịch vụ hay quá trình cụ thể at một thời điểm cụ thể (chủ yếu là trong quá khứ). Đánh giá vòng đời theo hệ quả xem xét các hậu quả môi trường đối với các yếu tố kinh tế và thị trường từ các quyết định hoặc các cam kết chuyển đổi của một hệ thống theo nghiên cứu (hướng đến kết quả trong tương lai). Ngoài ra, còn có hướng đánh giá vòng đời sản phẩm theo xã hội đang được phát triển để đưa đến các yếu tố tiềm năng tác động tới xã hội.

Đánh giá vòng đời sản phẩm chủ yếu được vận dụng vào việc hỗ trợ các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển đối với đầu vào của sản phẩm cũng như quá trình thiết kế. Đánh giá vòng đời sản phẩm còn có vai trò quan trọng trong các hoạt động đánh giá ảnh hưởng môi trường và nghiên cứu

quản lý thống nhất rác thải và ô nhiễm trong doanh nghiệp. Đối với cấp độ nhà nước, đánh giá vòng đời sản phẩm hổ trợ phát triển nguồn dữ liệu quốc gia để hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động môi trường.

Thiết kế sinh thái

Thiết kế sinh thái (eco-design) được định nghĩa là quá trình phát triển sản phẩm theo hướng xanh hóa nhằm mục tiêu tối thiểu hóa các tác động tới môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ lúc thu mua nguyên liệu, tới sản xuất, sử dụng và cuối cùng là xử sau khi kết thúc vòng đời – mà trong đó không bỏ qua các tiêu chuẩn cần thiết đối với sản phẩm như chất lượng sản phẩm, giá thành… (Johansson, 2002). Định nghĩa này nêu bật lên sự thống nhất giữa các khía cạnh về môi trường trong quá trình thiết kế sản phẩm cũng như toàn bộ dòng sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Thiết kế xanh mang ý nghĩa quan trọng bởi hầu hết các tác động môi trường xuất phát từ hoạt động sản xuất, tiêu dùng và xử lý sản phẩm đều có ảnh hưởng bởi các quyết định trong giai đoạn thiết kế sản phẩm. (Handfield, 2001). Ở giai đoạn này, thiết kế xanh phải thực hiện theo các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Thiết kế nhằm hạn chế tối đa sử dụng các nguyên liệu độc hại. Tiêu chí 2: Tái sử dụng trong thiết kế, bao gồm tái sử dụng toàn bộ hoặc một Tiêu chí 3: Phần sản phẩm cùng với xử lý sản phẩm đã sử dụng ở mức tối thiểu.

Tiêu chí 4: Tái chế là một hoạt động thiết kế quan trọng, bao gồm các thiết kế có khả năng tháo dỡ, chuyển các phần này thành nguyên liệu hoặc chuyển thành nguyên liệu.

Tiêu chí 5: Tái sản xuất các sản phẩm như sửa chữa, thay thế và bổ sung cho các sản phẩm đổi trả.

Tiêu chí 6: Sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm thiểu nguyên liệu và năng lượng cho sản phẩm, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch.

Thiết kế xanh là một phần của các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng xanh bởi hoạt động này gắn kết các yếu tố môi trường vào trong quá trình thiết kế sản phẩm, chính các sản phẩm này là yếu tố chính trong chuỗi cung ứng cần được quản lý hiệu quả để vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao dịch vụ khách hàng nhưng vẫn có tác động tích cực tới môi trường.

1.3.1.3. Lợi ích của thiết kế xanh trong chuỗi cung ứng

Nghiên cứu chỉ ra rằng 70% - 80% hiệu suất sản xuất và sử dụng sản phẩm được xác định trong quá trình thiết kế sản phẩm, tuy nhiên thiết kế lại chỉ chiếm

10% tổng chi phí trong toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng các tác động môi trường của sản phẩm từ giai đoạn thiết kế sản phẩm. Thêm vào đó, sự gia tăng liên tục của giá nguyên nhiên liệu đã giúp doanh nghiệp vận dụng thiết kế xanh như một yếu tố cạnh tranh. Các mục tiêu về thay thế và giảm sự phụ thuộc vào nguyên nhiên liệu bất ổn về giá cả được kếp hợp với các chiến lược về thu mua, tìm nguồn cung ứng để chọn ra được đúng nhà cung cáp và đúng loại hàng hóa mà doanh nghiệp cần. Việc tránh sử dụng các chất độc hại trong sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm các chi phí xử lý và sử dụng nguyên liệu có thể tái chế thường dẫn tới giảm chi phí chung của doanh nghiệp. Về ngắn hạn, một số chi phí về sử dụng nguyên liệu thay thế có thể cao hơn do phát sinh các chi phí bổ sung nhưng điều này lại được bù lại bằng các lợi ích mang tính dài hạn về hình ảnh doanh nghiệp trong mắt công chúng. Đặc biệt, trong xu hướng những năm gần đây, giá nguyên liệu xanh đang có xu hướng giảm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể ứng dụng vào việc thiết kế sản phẩm xanh, sạch hơn. Như vậy có thể nói tiết kiệm chi phí và nâng cao hình ảnh thương hiệu là các động lực chính để doanh nghiệp thực hiện một chương trình thiết kế xanh.

Bên cạnh những lợi ích trực tiếp từ việc áp dụng tiêu chuẩn xanh trong thiết kế sản phẩm, dịch vụ, các nhà sản xuất cũng như như các doanh nghiệp “dòng xuôi” và cả các khách hàng tạo đã tạo áp lực cho các doanh nghiệp “dòng ngược” chuyên về sản xuất đã phải tập trung hơn vào việc thiết kế xanh. Sự hợp tác giữa các bên về thiết kế sản phẩm, chia sẻ các thông tin về nhu cầu sẽ là công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp có thể ứng dụng tốt hơn những cải tiến trong việc thiết kế sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể vận dụng thiết kế sinh thái như một chiến lược marketing sản phẩm cho 2 dạng thị trường: thị trường cao cấp, nơi có các khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm xanh và thị trường chính, nơi đã phát triển các lợi ích công nghệ từ thị trường cao cấp. Trong tương lại, thiết kế xanh sẽ giúp các doanh nghiệp giảm khoảng cách về giá cả giữa các sản phẩm xanh và sản phẩm truyền thống để có thể giúp sản phẩm có thể tiến xa hon các thị trường ngách cao cấp thường thấy.

1.3.2. Tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh

1.3.2.1. Khái niệm tìm nguồn cung ứng và thu-mua xanh

Khởi đầu cho mỗi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp luôn là việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp. Nếu trước đây, các yếu tố

về giá cả, chất lượng và giao hàng luôn được các doanh nghiệp đặt lên hành đầu khi xem xét hợp tác với nhà cung cấp, thì bây giờ, các yếu tố về thực thi môi trường cũng được xem xét và nâng tầm lên để trởi thành một trong các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Định nghĩa của trường Đại học California Santa Cruz trên trang web https://financial.ucsc.edu/, thu mua xanh trong doanh nghiệp đề cấp việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ có tác động giảm về sức khỏe con người và môi trường khi so sánh với các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh phục vụ cùng một mục đích. Sự so sánh này có thể xem xét việc thu mua lại nguyên liệu sản xuất, sản xuất, đóng gói, phân phối, tái sử dụng, vận hành, bảo trì, và xử lý các sản phẩm hoặc dịch vụ. Thu mua xanh cũng được gọi là thu mua ưu tiên về môi trường (Environment Preferred Purchasing), thu mua có trách nhiệm với môi trường, mua sắm xanh, mua sắm khẳng định, sinh thái thu mua, và thu mua có trách nhiệm với môi trường. Các khái niệm này có sự liên hệ với nhau và thay đổi tùy theo cách thức nghiên cứu và xem xét. Đối với doanh nghiệp bán lẻ, purchasing cũng chiếm tới 60% chi phí đôí với hàng hóa đầu vào đối với cả 2 nhóm hàng trực tiếp và gián tiếp (KPMG). Chính các nguyên liệu tự nhiện, các nguyên liệu sản xuất và các thành phẩm được thu mua và sử dụng bởi các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng để họ có thể đạt được các mục tiêu về môi trường trong từng giai đoạn sản xuất và kinh doanh nhờ sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau thông qua mối quan hệ lợi ích người mua-người bán. Từ đây khái niệm purchasing xanh (green purchasing) là sự kết hợp các vấn đề môi trường vào các chính sách, chương trình, hoạt động purchasing của doanh nghiệp, góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể đạt tới hiệu quả sinh thái, tiết kiệm chi phí và nâng cao nhận thức xã hội. Các yếu tố để đưa ra quyết định trong một chương trình purchasing xanh của doanh nghiệp có thể bao gồm:

Các yêu cầu về sản phẩm: Hàm lượng sản phẩm tái chế, sản phẩm sinh học; Giảm thiểu và loại bỏ các chất phát thải, chất độc hại cho người sử dụng, chất gây hại tầng Ozon; Nhãn sinh thái; Sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả.

Các yêu cầu về nhà cung cấp: Điều tra nhà cung cấp; Thay thế hoặc sử dụng có hiệu quả các phương tiện sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu; Áp dụng hệ thống quản trị môi trường nhà cung cấp (EMS); Kiểm soát hệ thống quản trị môi trường

1.3.2.2. Ảnh hưởng của tìm nguồn cung ứng và thu-mua theo hướng xanh hóa đối với hành vi nhà cung cấp

Tác động purchasing xanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi của nhà cung ứng. Theo các nghiên cứu, các nỗ lực hợp tác trong nhóm “Cung ứng xanh nâng cao” có tác động lớn đến các nhà cung cấp, buộc họ phải xem xét lại cả quá trình cung ứng hàng hóa và sản phẩm một cách toàn diện để đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Hình 1.3 chỉ ra sự tương ứng giữa các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc áp dụng purchasing xanh và hiệu quả đối với nhà cung ứng. Các chiến lược được áp dụng đối với thu mua hàng theo hướng xanh hóa được chia làm ba nhóm chính, tương ứng với ba cấp độ tìm nguồn cung ứng theo hướng xanh hóa trong doanh nghiệp.

Hình 1.2: Ảnh h ởngƣ của các chiến l ợcƣ tìm nguồn cung ứng của doanh nghiệp tới hành vi nhà cung cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Sarkis, 2006, tr. 34 Ở nhóm thứ nhất gồm các hoạt động yêu cầu về hàm lượng sản phẩm, hạn chế hàm lượng sản phẩm, điều tra hệ thống quản lý môi trường của nhà cung cấp: áp dụng với nhà cung cấp có chứng nhận, hoặc nhà cung cấp không được chứng

nhận. Các hoạt động ở nhóm thứ nhất không đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn về nguồn lực để áp dụng những tiêu chuẩn xanh, đây là những hoạt động cơ bản và bước đầu đặt ra trong mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.

Ở nhóm thứ hai, doanh nghiệp đã tiến tới những nỗ lực cao hơn như thực hiện dán nhãn sản phẩm, điều tra nhà cung cấp, quản lý sản phẩm đầu vào. Các hoạt động này của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có một tổ chức, phòng ban riêng để thực hiện các hoạt động này, nhóm thứ hai tác động trực tiếp đến hoạt động của nhà cung cấp trong sản xuất để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đặt ra về sản phẩm.

Ở cấp độ cao nhất với nhiều sự đầu tư, doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình hóa chuỗi cung ứng thông qua kiểm soát tuân thủ của cung cấp bằng các tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự đặt ra hoặc do bên kiểm toán thứ ba. Sự hợp tác và giáo dục từ phía doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến các hành vi của nhà cung cấp.

Dựa vào các phân tích cụ thể về tình hình và khả năng của từng doanh nghiệp, các các chiến lược tìm nguồn cung ứng sẽ được chọn lọc để áp dụng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Điều này vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện chuẩn bị để hướng đến mô hình tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh, vừa đáp ứng được các yêu cầu từ các đối tác ngòai doanh nghiệp.

1.3.3. Sản xuất và vận hành xanh

Quá trình sản xuất đã và đang phát triển một cách đáng chú ý trong suốt thời gian qua, giờ đây sự sản xuất đang chuyển đổi dần từ quá trình sản xuất hàng loạt và sản xuất cá biệt hóa sang một quá trình sản xuất bền vững hay sản xuất xanh. Động lực chính cho sản xuất xanh đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất phát từ việc tuân thủ các đạo luật, quy định về môi trường đối với các chất phát thải độc hại, sử dụng các sản phẩm không an toàn và lãng phí trong sản xuất. Tính cưỡng chế của các quy định pháp luật về môi trường đối với các doanh nghiệp trong vấn đề môi trường tùy thuộc vào mức độ hiệu quả trong hoạt động thực thi luật pháp của từng quốc và gia vùng kinh tế.

Quá trình sản xuất xanh quan tâm tới tác động của quá trình sản xuất sản phẩm và cả cách thức sử dụng sản phẩm cuối cùng tới môi trường trong ba thanh yếu tố chính trong sản xuất: nguyên vật liệu, nguồn năng lượng và công nghệ sảnxuất. Kết quả từ việc sản xuất xanh xuất phát từ các thành tố trên thông qua sự cải tiến quá trình sản xuất sản phẩm một cách cụ thể với các biện pháp:

 Giảm tiêu thụ năng lượng nhờ am hiểu và dự đoán trước xu hướng với các yêu cầu trong sản xuất. Sản xuất thừa, sản xuất lỗi, hỏng hóc luôn dẫn đến sự tiêu dung quá mức nguyên liệu và năng lượng, chính điều này đã dẫn đến việc phát sinh lượng chất thải và khí phải lớn hơn.

 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu bằng cách điều chỉnh lượng nguyên liệu tới nhà sản xuất và tối ưu hóa quá trình sản xuất thông qua các cấp độ nhà máy sản xuất, cấp độ máy móc và cấp độ xử lý.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam (Trang 27)