IKEA
2.3.1. Hoạt động khai thác nguồn hàng trên phạm vi toàn cầu và xu h ớngƣ giảm số l ợngƣ nhà cung cấp của IKEA
Các mối quan hệ bền chặt và hiệu quả giữa nhà cung cấp và IKEA đóng vai trò quan trọng trong thành công của IKEA hiện nay. Ngay từ những ngày đầu thành lập, IKEA đã lựa chọn cho mình có được những dòng sản phẩm chủ chốt và sử dụng các quyền sở hữu về các dòng sản phẩm này để điều khiển quá trình cung ứng và các mối quan hệ với nhà cung cấp trên phạm vi địa phương và trên toàn cầu. Dòng xuôi trong chuỗi cung ứng của IKEA được quốc tế hóa một các hệ thống từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 sau một lệnh cấm được ban hành tới các nhà cung cấp của IKEA do Tổ chức thương mại Thụy Điển về các sản phẩm đồ nội thất. Sự cạnh tranh giữa IKEA và ngành công nghiệp nội thất của Thụy Điển khởi nguồn từ việc IKEA luôn tìm kiếm cách thức giảm chi phí trong khi các nhà sản xuất khác lại không bắt kịp và thích ứng tại thời điểm đó. Chính điều này đã thúc đẩy IKEA phát triển và duy trì các mối quan hệ của mình tới các nhà cung cấp tại Ba Lan và sau đó là các khu vực khác của châu Âu. Tính đến năm 2008, IKEA thu nhận sản phẩm từ 54 quốc gia khác nhau thông qua 30 trung tâm mua hàng phân bổ trên các vị trí chiến lược trên thế giới. Sự phát triển chuỗi cung ứng tại các khu vực có chi phí thấp bên ngoài thị trường chủ chốt, ban đầu các nguồn hàng chủ yếu tại các khu vực Đông Âu (như Séc, Rumania, Hungary…) và sau này mở rộng ra các khu vực châu Á (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia). Vận dụng các kiến thức từ các thị trường có cùng các đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa, IKEA cũng mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm. Năm 2009, IKEA có 1400 nhà cung cấp trên toàn cầu, gần ⅔ trong các sản phẩm được nhập từ các nước châu Âu, thị trường cung cấp lớn nhất tại Trung Quốc chiếm tới 22% thị phần. Sự hợp tác và liên kết với các nhà sản xuất được phát triển thành các kênh trông qua các trụ sở chiến lược trên thế giới. Nếu không có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp IKEA khó có thể cân bằng chi phí lưu kho hay tránh được các rủi ro hết hàng trong kinh doanh.
Quá trình tìm nguồn cung ứng toàn cầu của IKEA đang ngày càng trở nên rõ rệt. Thông qua tổng số khu vực hoạt động cũng như chuỗi cung ứng sản phẩm, một số các đặc điểm rõ rệt liên quan đến hoạt động tìm nguồn cung ứng cho phép IKEA giữ được vị thế của mình trên thị trường. Bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chiến
lược về quyền sở hữu, IKEA có thể dễ dàng chuyển đổi các nhà cung cấp khi cần thiết. Thêm vào đó, IKEA dường như đang có kế hoạch tập trung vào ngày càng ít hơn các nhà cung cấp cũng như thị trường cung cấp. Sự chọn lọc này mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện tính hiệu quả trong việc cân bằng các sự chọn lựa trong thị trường, tập trung vào các hoạt động tìm nguồn cung ứng trong các khu vực địa lý bằng các cam kết và đầu tư vào một vài thị trường chính, trong khi đó cũng tìm kiếm các cơ hội mới ở các thị trường khác.
Cuối những năm 1990, IKEA có tới hơn 2000 nhà cung cấp, nhưng đến năm 2009 số các nhà cung cấp của IKEA giảm còn 1400, và đến năm 2014, IKEA duy trì 1005 nhà cung cấp. Trái lại, doanh số bán của IKEA không hề giảm trong suốt giai đoạn từ 2000 - 2014. Nguyên nhân của xu hướng giảm số lượng nhà cung cấp trong những năm gần đây do sự chọn lọc ngày càng gắt gao hơn đối với nhà cung cấp thông qua một loạt các hệ thống tiêu chuẩn khắt khe về giá cả, chất lượng và các hoạt động môi trường của nhà cung cấp theo chiến lược bền vững mà IKEA đang thực hiện. Số lượng nhà cung cấp giảm nhưng không đồng nghĩa với giảm khối lượng cung ứng và sự đa dạng của nguồn cung ứng sản phẩm của IKEA. Điều này thể hiện rõ thông qua số liệu kết quả kinh doanh đang diễn ra rất khả quan tại các thị trường lớn trên thế giới, IKEA vẫn giữ vị trí hàng đầu.
2.3.2. Bộ quy tắc kiểm soát và quản lý hoạt động của nhà cung cấp của IKEA –IWAY IWAY
Những năm trở lại đây, IKEA tập trung vào điều kiện sản xuất hàng hóa bởi có ngày càng nhiều hơn mối quan tâm của các khách hàng về phương thức, nguồn gốc sản xuất ra sản phẩm. Cùng với đó, các phương tiện truyền thông và các tổ chức toàn cầu đang nóng lên với các vấn đề về điều kiện lao động, quyền con người trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang và chậm phát triển. Trong khi đó, nhiều nhà cung cấp của IKEA hiện đang nằm trong những quốc gia có vấn đề về môi trường và xã hội cần được lưu tâm. Nhận thức được từ rất sớm mối nguy hại có thể ảnh hưởng đến tên tuổi cũng như sự phát triển lâu dài, IKEA cho rằng cần có biện pháp tác động tới các điều kiện môi trường và lao động tại các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ chiếm một vai trò quan trọng trong các hoạt động cung ứng và vận hành của IKEA. IKEA làm việc với các nhà cung cấp và các đối tác của mình một cách gần gũi để đảm bảo những nguyên liệu mà họ dùng để sản xuất được sử dụng các phương pháp có lợi hơn đối với con người và môi trường.
Hiểu rõ điều này, IKEA sử dụng uy tín cũng như vận dụng sức mạnh thị trường để tạo lập một bộ quy tắc “Cách thức áp dụng của IKEA đối với mua sắm hàng hóa,
nguyên liệu và dịch vụ” (The IKEA Way on Purchasing Products, Materials and Services), gọi tắt là IWAY.
Hệ thống tổ chức của IKEA chủ yếu tập trung vào sự thực thi các tiêu chuẩn của IWAY, trong đó đặc biệt là quá trình sản xuất và vận hành của nhà cung cấp. IKEA tạo lập một mô hình tiếp cận bốn bước lấy IWAY là yếu tố trung tâm. Mô hình này còn được gọi là mô hình nấc thang, trước hết IKEA thiết lập các tiêu chuẩn ban đầu liên quan đến môi trường, điều kiện lao động… yêu cầu các nhà cung ứng tiềm năng phải đáp ứng trước khi IKEA đặt mối quan hệ kinh doanh. (Mức 1 trong mô hình). Đến cấp độ thứ 2, nhà cung cấp phải tuân thủ IWAY về các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hôi và điều kiện lao động cũng như về các tiêu chuẩn về rừng, canh tác đối với các nhà cung ứng gỗ và bông. Khi đã tiến đến bước thứ 3, nhà cung cấp sẽ được cấp các chứng nhận của IKEA nếu đạt tiêu chuẩn, chứng nhận này đòi hỏi nhà cung cấp duy trì các tiêu chuẩn với mức cao hơn cùng với các tiêu chuẩn bước đầu ở mức 2, đồng thời tạo lập các mục tiêu và kế hoạch để các nhà cung cấp có thể cải thiện việc thực thi. Tiếp đó, ở một mức cao hơn nữa với các tiêu chuẩn, các nhà cung cấp của IKEA phải tiến đến thực hiện các tiêu chuẩn được chứng nhận bởi một hệ thống chính thức của IKEA.
Hình 2.2: Mô hình đánh giá bậc thang của IKEA
Cấp độ 3 •Áp dụng các tiêu chuẩn IKEA cấp độ 3 •Cấp giấy chứng nhận tuân thủ Cấp độ 4
•Kiểm tra bởi bên thứ 3 •Bên thứ 3 cấp giấy chứng nhận thực hiện Nguồn: M. Andettsen, 2009 Cấấp đ 1ộ S d ng các têu chu n ử ụ ẩ ban đấầu Cấấp đ 2ộ Áp d ng các têu chu n ụ ẩ tốấi thi uể Áp d ng IWAYụ
2.3.3. Chuỗi cung ứng gỗ của IKEA – ví dụ điển hình về tìm nguồn cung ứngxanh trong doanh nghiệp bán lẻ xanh trong doanh nghiệp bán lẻ
2.3.3.1. Tình hình sử dụng gỗ trong hoạt động kinh doanh tại IKEA
Gỗ là nguyên liệu được IKEA đánh giá là có tính bền vững với môi trường cao nhất, tuy nhiên liệu gỗ chỉ có tính bền vững khi được khai thác hợp lý từ các vùng rừng được bảo vệ và quản lý. IKEA được coi là một trong những nhà bán lẻ các sản phẩm nội thất tiêu thụ gỗ lớn nhất trên thế giới, do có thể thấy vai trò và tác động của IKEA đối với thị trường gỗ. Lượng gỗ trung bình mà IKEA khai thác khoảng trên 12 triệu mét khối gỗ và các nguyên liệu có nguồn gốc từ gỗ hàng năm. Gần đây nhất, trong năm 2014, IKEA khai thác 15,5 triệu mét khối gỗ tấm và gỗ khối (không bao gồm giấy, gỗ đóng gói), tăng 11% so với năm 2013. Tỷ lệ gỗ được khai thác từ các nguồn bền vững chiếm 41,4%, trong đó 37,2% trong số đó được kiểm chứng bởi Hội đồng quản lý rừng - FSC.
Chứng kiến những thách thức trong hoạt động khai thác gỗ và những mỗi quan tâm ngày càng tăng của dư luận về các vấn đề này trên phạm vi toàn cầu, IKEA muốn thực hiện những cải cách lớn ở trong chuỗi cung ứng gỗ của mình để góp phần chấm dứt nạn phá rừng, khai thác trái phép đe dọa đến cân bằng sinh thái toàn cầu bằng cách thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp khai thác rừng bền vững trên toàn ngành công nghiệp. Biện pháp chính được IKEA áp dụng trong chuỗi cung ứng gỗ đó là việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn của Hôi đồng quản lý rừng FSC.
Các tiêu chuẩn này giúp IKEA chọn lọc nguồn cung ứng gỗ từ các khu vực được chứng nhận nhờ bộ tiêu chuẩn chứng nhận gỗ CoC (Chain of Custody). Các tiêu chuẩn này song song với khung pháp lý cấp độ quốc gia, quốc tế và khu vực góp phần giảm thiểu các rủi ro về khai thác trái phép và đảm bảo cân bằng sinh thái, CoC giúp cho FSC quản lý nguồn gốc của gỗ tại cuỗi chuỗi cung ứng. Bảng 2.3 cho thấy sự vào cuộc của IKEA về vấn đề nguồn gốc của gỗ được IKEA luôn đặt lên hàng đầu. Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra nhà cung cấp tăng trong giai đoạn từ 2010-2014. Sự chọn lọc nhà cung cấp giúp cho IKEA đạt được tỷ lệ rất cao về các nguồn khai thác gỗ đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, năm 2014, 94% các nhà cung cấp có chứng nhận CoC của FSC, và 99% các nhà cung cấp đạt các tiêu chuẩn tối thiếu với các yêu cầu mà IKEA đặt ra. Đối với bên nhập khẩu gỗ nguyên liệu hoặc thành
phẩm, nguy cơ về gỗ nhập không đạt tiêu chuẩn luôn hiện hữu nếu không có hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng. Cách để IKEA đảm bảo chất lượng gỗ hợp pháp hiện nay đó là thực hiện kiểm định nguồn gốc của gỗ, thu mua gỗ được chứng nhận từ các vùng rừng được quản lý hoặc tại các điểm được kiểm chứng trong chuỗi nguồn gốc hoặc mua gõ được chứng nhận trên toàn bộ chuỗi kiểm soát nguồn gốc. IKEA hướng tới chỉ tiêu 50% tổng lượng gỗ của IKEA phải đảm bảo tính bền vững cho đến năm 2017. IKEA đặt mục tiêu đến tháng 8 năm 2020, toàn bộ số gỗ sẽ được khai thác 100% từ những vùng rừng được bảo vệ bền vững.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động giám sát nhà cung cấp gỗ của IKEA trong giai đoạn từ năm 2010-2014
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ trên tổng số các nhà cung cấp
có chứng nhận FSC CoC 20.3% 34.9% 42.2% 52.5% 66.1% Lượng gỗ nhập của IKEA có
chứng nhận FSC CoC 47.0% 62.0% 63.5% 84.5% 94.8%
Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm soát của IKEA đối với nhà cung cấp theo tiêu chuẩn về rừng IWAY
124 139 116 149 143
Số lượng thanh tra từ bên thứ 3 7 5 5 11 4
Tỷ lệ gỗ từ các nhà cung cấp IKEA
kiểm tra theo từng năm 10.3% 12.3% 17.3% 12.4% 19.7% Tỷ lệ gỗ đạt tiêu chuẩn tối thiểu
của IKEA 97.0% 94.0% 95.2% 99.1% 99.0%
Tỷ lệ gỗ từ các nhà cung cấp được
kiểm định 57.3% 74.3% 80.8% 97.8% 94.8%
Nguồn: IKEA Group, 2014, Sustainability Report 2014.
2.3.3.2. Mô hình kiểm soát bậc thang với chuỗi cung ứng gỗ
Trước tình hình nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng gia tăng, IKEA sử dụng mô hình kiểm soát bậc thang như đã phân tích để từng bước quản lý quá trình thu mua nguyên liệu gỗ của mình.
Trước hết, IKEA lựa kỹ càng gỗ từ các khu rừng được kiểm định về quản lý trách nhiệm. Đây là một phần của chiến lược dài hạn trong việc tạo nguồn cung ứng cho tất cả các sản phẩm của IKEA. Để thực hiện mục tiêu về nguyên liệu thô về gỗ, IKEA đặt ra các tiêu chuẩn riêng về các nhà cung cấp trong bộ quy tắc về thực hiện của IKEA (IWAY) và tuân thủ theo mô hình bậc thang gồm 4 cấp độ với các nhà cung cấp. Nhà cung cấp gỗ cho IKEA phải có khả năng cung cấp các tài liệu về nguồn gốc của gỗ một cách minh bạch và hợp pháp. Đối với các nhà cung cấp không đủ tiêu chuẩn, IKEA có sự hỗ trợ để các nhà cung cấp này cải thiện nguồn cung cấp gỗ. Tuy nhiên, nếu các nhà cung cấp này không có những thay đổi trong phương thức hoạt động, IKEA sẽ chấm dứt hợp tác. Bên cạnh đó, IKEA phát triển nhiều dự án ưu tiên nguồn cung ứng gỗ tập trung vào các vấn đề nổi cộm như đấu tranh chống khai thác trái phép, phổ biến về chứng nhận tiêu chuẩn, giáo dục các kỹ năng về quản trị rừng.
Hình 2.3: Mô hình bậc thang đánh giá nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng gỗ của IKEA Cấp độ 1 (thu nhận gỗ từ vùng nguyên liệu bền vững) Cấp độ 2 (sử dụng tiêu chuẩn về rừng của IKEA - IWAY) Cấp độ 3 (4WOOD - tiêu chuẩn về gỗ) Cấp độ 4 (sử dụng chứng nhận CoC của FSC hoặc các bên thứ 3 chính thức
Nguồn: IKEA Group, 2006, IKEA Corporation Social Responsibility Report. Ngoài các tiêu chuẩn về môi trường và điều kiện làm việc, các nhà cung ứng gỗ phải trải qua quy trình kiểm định về nguồn nguyên liệu gỗ tuân thủ các tiêu chuẩn sau (hình 2.3):
Cấp độ 1 (Điều kiện khởi đầu) Cấp độ này đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho các nhà cung cấp sản phẩm. Nguồn gốc gỗ phải rõ ràng, gỗ phải xuất xử từ vùng rừng
tự nhiên hoặc vùng rừng có giá trị kinh tế. Các loại gỗ đặc biệt phải có chứng nhận của FSC.
Cấp độ 2 (Yêu cầu tối thiểu) Ở cấp độ 2 có một số yêu cầu tối thiểu mà nhà cung cấp phải tuân thủ: gỗ phải được sản xuất hợp pháp theo luật pháp, xuất xứ từ khu vực được bảo vệ, không xuất xứ từ vùng canh tác nhiệt đới…
Cấp độ 3 (Tiêu chuẩn 4Wood) Tiêu chuẩn 4Wood được áp dụng để kiểm soát quy trình xử lý gỗ của nhà cung cấp
Cấp độ 4 (Rừng được chứng nhận quản lý) Quản trị rừng và chuỗi tiêu chuẩn giám sát được phối bởi cân bằng giữa các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường và được kiểm chứng bởi một bên thứ 3 độc lập. Hiện nay, FSC là tổ chức chứng nhận thứ ba của IKEA.
2.3.3.3. Kiểm soát thông tin nguồn gốc gỗ
Thu thập thông tin về nguồn gốc, khối lượng và chủng loại theo các bản khảo sát hàng năm từ hệ thống Kiểm soát nguồn gốc gỗ của IKEA (Forest Tracing System – FTS). Thông tin từ các bảng hỏi được kiểm soát bởi các đội thu mua và người quản lý của IKEA. Sau khi phân tích các rủi ro, một số chuỗi cung ứng sản phẩm sẽ được kiểm duyệt từ nhà cung cấp tới các nhà cung cấp phụ, từ nhà máy sản xuất tới nguồn rừng khai thác. Sự kiểm soát được thực thi bởi nhân viên của IKEA hoặc bởi một bên thứ ba. Tính riêng năm 2006, 90 chuỗi cung ứng gỗ của IKEA đã được kiểm duyệt, tương ứng với 2,1 triệu mét khối gỗ, tương đương với 33% lượng gỗ mà IKEA sử dụng trong các sản phẩm của mình. Để nâng cao hơn nữa khả năng kiểm soát chất lượng gỗ, IKEA bắt đầu thực hiện dự án áp dụng Hệ thống thông tin theo vùng GIS để hỗ trỡ cho việc thu mua cung ứng gỗ. Hệ thống GIS có chức năng