1.3. Các vấn đề cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng xanh
1.3.2. Tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh
1.3.2.1. Khái niệm tìm nguồn cung ứng và thu-mua xanh
Khởi đầu cho mỗi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp luôn là việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp. Nếu trước đây, các yếu tố
về giá cả, chất lượng và giao hàng luôn được các doanh nghiệp đặt lên hành đầu khi xem xét hợp tác với nhà cung cấp, thì bây giờ, các yếu tố về thực thi môi trường cũng được xem xét và nâng tầm lên để trởi thành một trong các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo Định nghĩa của trường Đại học California Santa Cruz trên trang web https://financial.ucsc.edu/, thu mua xanh trong doanh nghiệp đề cấp việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ có tác động giảm về sức khỏe con người và môi trường khi so sánh với các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh phục vụ cùng một mục đích. Sự so sánh này có thể xem xét việc thu mua lại nguyên liệu sản xuất, sản xuất, đóng gói, phân phối, tái sử dụng, vận hành, bảo trì, và xử lý các sản phẩm hoặc dịch vụ. Thu mua xanh cũng được gọi là thu mua ưu tiên về môi trường (Environment Preferred Purchasing), thu mua có trách nhiệm với môi trường, mua sắm xanh, mua sắm khẳng định, sinh thái thu mua, và thu mua có trách nhiệm với môi trường. Các khái niệm này có sự liên hệ với nhau và thay đổi tùy theo cách thức nghiên cứu và xem xét. Đối với doanh nghiệp bán lẻ, purchasing cũng chiếm tới 60% chi phí đôí với hàng hóa đầu vào đối với cả 2 nhóm hàng trực tiếp và gián tiếp (KPMG). Chính các nguyên liệu tự nhiện, các nguyên liệu sản xuất và các thành phẩm được thu mua và sử dụng bởi các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng để họ có thể đạt được các mục tiêu về môi trường trong từng giai đoạn sản xuất và kinh doanh nhờ sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau thông qua mối quan hệ lợi ích người mua-người bán. Từ đây khái niệm purchasing xanh (green purchasing) là sự kết hợp các vấn đề môi trường vào các chính sách, chương trình, hoạt động purchasing của doanh nghiệp, góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể đạt tới hiệu quả sinh thái, tiết kiệm chi phí và nâng cao nhận thức xã hội. Các yếu tố để đưa ra quyết định trong một chương trình purchasing xanh của doanh nghiệp có thể bao gồm:
Các yêu cầu về sản phẩm: Hàm lượng sản phẩm tái chế, sản phẩm sinh học; Giảm thiểu và loại bỏ các chất phát thải, chất độc hại cho người sử dụng, chất gây hại tầng Ozon; Nhãn sinh thái; Sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả.
Các yêu cầu về nhà cung cấp: Điều tra nhà cung cấp; Thay thế hoặc sử dụng có hiệu quả các phương tiện sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu; Áp dụng hệ thống quản trị môi trường nhà cung cấp (EMS); Kiểm soát hệ thống quản trị môi trường
1.3.2.2. Ảnh hưởng của tìm nguồn cung ứng và thu-mua theo hướng xanh hóa đối với hành vi nhà cung cấp
Tác động purchasing xanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi của nhà cung ứng. Theo các nghiên cứu, các nỗ lực hợp tác trong nhóm “Cung ứng xanh nâng cao” có tác động lớn đến các nhà cung cấp, buộc họ phải xem xét lại cả quá trình cung ứng hàng hóa và sản phẩm một cách toàn diện để đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Hình 1.3 chỉ ra sự tương ứng giữa các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc áp dụng purchasing xanh và hiệu quả đối với nhà cung ứng. Các chiến lược được áp dụng đối với thu mua hàng theo hướng xanh hóa được chia làm ba nhóm chính, tương ứng với ba cấp độ tìm nguồn cung ứng theo hướng xanh hóa trong doanh nghiệp.
Hình 1.2: Ảnh h ởngƣ của các chiến l ợcƣ tìm nguồn cung ứng của doanh nghiệp tới hành vi nhà cung cấp
Nguồn: Sarkis, 2006, tr. 34 Ở nhóm thứ nhất gồm các hoạt động yêu cầu về hàm lượng sản phẩm, hạn chế hàm lượng sản phẩm, điều tra hệ thống quản lý môi trường của nhà cung cấp: áp dụng với nhà cung cấp có chứng nhận, hoặc nhà cung cấp không được chứng
nhận. Các hoạt động ở nhóm thứ nhất không đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn về nguồn lực để áp dụng những tiêu chuẩn xanh, đây là những hoạt động cơ bản và bước đầu đặt ra trong mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
Ở nhóm thứ hai, doanh nghiệp đã tiến tới những nỗ lực cao hơn như thực hiện dán nhãn sản phẩm, điều tra nhà cung cấp, quản lý sản phẩm đầu vào. Các hoạt động này của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có một tổ chức, phòng ban riêng để thực hiện các hoạt động này, nhóm thứ hai tác động trực tiếp đến hoạt động của nhà cung cấp trong sản xuất để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đặt ra về sản phẩm.
Ở cấp độ cao nhất với nhiều sự đầu tư, doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình hóa chuỗi cung ứng thông qua kiểm soát tuân thủ của cung cấp bằng các tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự đặt ra hoặc do bên kiểm toán thứ ba. Sự hợp tác và giáo dục từ phía doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến các hành vi của nhà cung cấp.
Dựa vào các phân tích cụ thể về tình hình và khả năng của từng doanh nghiệp, các các chiến lược tìm nguồn cung ứng sẽ được chọn lọc để áp dụng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Điều này vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện chuẩn bị để hướng đến mô hình tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh, vừa đáp ứng được các yêu cầu từ các đối tác ngòai doanh nghiệp.
1.3.3. Sản xuất và vận hành xanh
Quá trình sản xuất đã và đang phát triển một cách đáng chú ý trong suốt thời gian qua, giờ đây sự sản xuất đang chuyển đổi dần từ quá trình sản xuất hàng loạt và sản xuất cá biệt hóa sang một quá trình sản xuất bền vững hay sản xuất xanh. Động lực chính cho sản xuất xanh đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất phát từ việc tuân thủ các đạo luật, quy định về môi trường đối với các chất phát thải độc hại, sử dụng các sản phẩm không an toàn và lãng phí trong sản xuất. Tính cưỡng chế của các quy định pháp luật về môi trường đối với các doanh nghiệp trong vấn đề môi trường tùy thuộc vào mức độ hiệu quả trong hoạt động thực thi luật pháp của từng quốc và gia vùng kinh tế.
Quá trình sản xuất xanh quan tâm tới tác động của quá trình sản xuất sản phẩm và cả cách thức sử dụng sản phẩm cuối cùng tới môi trường trong ba thanh yếu tố chính trong sản xuất: nguyên vật liệu, nguồn năng lượng và công nghệ sảnxuất. Kết quả từ việc sản xuất xanh xuất phát từ các thành tố trên thông qua sự cải tiến quá trình sản xuất sản phẩm một cách cụ thể với các biện pháp:
Giảm tiêu thụ năng lượng nhờ am hiểu và dự đoán trước xu hướng với các yêu cầu trong sản xuất. Sản xuất thừa, sản xuất lỗi, hỏng hóc luôn dẫn đến sự tiêu dung quá mức nguyên liệu và năng lượng, chính điều này đã dẫn đến việc phát sinh lượng chất thải và khí phải lớn hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu bằng cách điều chỉnh lượng nguyên liệu tới nhà sản xuất và tối ưu hóa quá trình sản xuất thông qua các cấp độ nhà máy sản xuất, cấp độ máy móc và cấp độ xử lý.
Tìm kiếm lợi nhuận từ chất thải – một nguồn lợi nhuận có tiềm năng khái thác. Chất thải và khí phải là những yếu tố không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất, giờ đây, nhiều doanh nghiệp đang quan tâm tới việc sử dụng nguồn rác thải từ các sản phẩm lỗi như là mặt hàng nguyên liệu thô đối với các ngành sản xuất khác.
1.3.4. Hoạt động phân phối hàng hóa xanh và logistics xanh
1.3.4.1. Định nghĩa về phân phối hàng hóa xanh và logistics xanh
Logistics là khái niệm về sự quản lý tổng hợp các hoạt động liên quan tới sự di chuyển của hàng hóa thông qua chuỗi cung ứng, những hoạt động này bao gồm vận tải hàng hóa, lưu kho hàng hóa, quản lý hàng tồn kho, xử lý nguyên liệu và tất cả các quá trình xử lý các thông tin liên quan. Cụ thể, logistics là quá trình quản trị chiến lược công tác thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và dòng thông tin tương ứng trong một công ty và qua các kênh phân phối của doanh nghiệp đó để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hành với chi phí thấp nhất (Martin Christopher, 2011). Logistics trong quá trình sản xuất và kinh doanh doanh nghiệp được chia ra thành ba giai đoạn: logistics đầu vào (cung ứng tài nguyên, nguyên liệu sản phẩm cho sản xuất), logistics đầu ra (cung cấp sản phẩm đến người tiêu dung tối ưu nhất) và logistics ngược (quá trình thu hồi sản phẩm, phụ phẩm từ khách hàng quay trở lại doanh nghiệp). Theo đó, các nghiên cứu về hoạt động logistics đầu vào được gắn với các hoạt động tìm nguồn cung ứng, thu-mua, sản xuất trong doanh nghiệp, logistics đầu ra hướng đến các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng trong phân phối bán lẻ, logistic ngược tập trung vào các vấn đề giải quyết sản phẩm đổi trả, thu hồi và tái chế…Cũng tương tự như các khái niệm về thiết kế, sản xuất, logistics truyền thống đề cập đến các vấn đề liên quan thuần túy về chi phí và tiền mà chưa có sự quan tâm cụ thể đến các vấn đề về môi trường đã và đang phát sinh. Vì vậy, khái niệm logistics xanh (green logistic) đã được xây dựng và nghiên cứu
trong thời gian gần đây là một hướng đi trong phát triển mô hình chuỗi cung ứng xanh. Các định nghĩa về phần phối xanh và logistics xanh, ngoài sự tập trung vào cắt giảm chi phí bên cạnh đó còn nghiên cứu sâu hơn về các chi phí bên ngoài hoạt động logistics liên quan chủ yếu đến các vấn đề về thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, khói bụi và an toàn trong vận tải. Logistics xanh cân bằng các mục tiêu về kinh tế, xã hội theo hướng tiếp cận với nhiều hoạt động thực tiễn cụ thể có tác động tích cực tới môi trường trong dài hạn.
Nhiều vấn đề được đặt ra để giúp các doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về phân phối và logistics xanh. Trong đó, logistics ngược đã và đang có những lợi ích không nhỏ giúp cho doanh nghiệp quản trị dòng sản phẩm ngược tách biệt với dòng sản phẩm chính. Logistics ngược là tiến trình lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát sự hiệu quả, tính toán sự hiệu quả của dòng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, và các thông tin liên quan từ điểm tiêu dùng đến điểm xuất xứ với mục đích phục hồi giá trị và xử lý một các thích hợp. Logistics ngược gồm 3 bước chính: thu nhận, kiểm duyệt và phục hồi. Ở bước thứ nhất, sản phẩm do hư hỏng, lỗi từ nhà sản xuất hoặc được đổi trả do ý muốn của người tiêu dùng được thu hồi về bởi chính doanh nghiệp hoặc được khách hàng mang đến. Sau khi nhận được sản phẩm, doanh nghiệp tiến hành đánh giá chất lượng của sản phẩm để đưa đến các quyết định tháo dỡ, tái chế, tái sử dụng các bộ phận có thể. Cuối cùng, các thành phẩm từ các sản phẩm đổi trả được hoàn thiện thông qua chuỗi quá trình sản xuất và xử lý.
1.3.4.2. Hướng tiếp cận đối với logistics xanh
Tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển và logistics
Các biện pháp chủ yếu để có một mạng lưới hiệu quá đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. Các mạng lưới phân phối phải trở nên linh hoạt hơn, tiện dụng hơn và đặc biệt là có hiệu quả về chi phí và môi trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có mạng lưới phân phối và logistics được thiết kế hợp lý, đồng thời cải tiến và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về các vấn đề môi trường. Một biện pháp đơn giản để giảm thiểu các vấn đề liên quan đến phát thải ra môi trường đó là việc giảm thiểu những phương thức vận tải gây ô nhiễm. Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng xăng, dầu làm nguồn nguyên liệu chính trong việc vận chuyển, chính vì vậy, lượng khí thải sẽ cắt giảm đáng kể nếu như các doanh nghiệp cắt giảm lượng phương tiện sử dụng xăng, dầu.
Thời gian gần đây tại các nước phát triển, các nguồn năng lượng mới đã được đưa vào sử dụng, sự phát triển về công nghệ cũng như các khuyến khích từ chính phủ các nước đã góp phần tạo nên những đổi mới ban đầu cho hoạt động vận tải hàng hóa. Hợp tác với bên cung ứng dịch vụ logistics, chia sẻ nguồn thông tin về hậu cần là các biện pháp mà các doanh nghiệp sử dụng để nhằm mục đích phát triển các vấn đề môi trường. Khái niệm “pooling” tức là việc xếp hàng hóa lấp đầy các khoảng trống trên phương tiện vận tải giúp giảm số chuyến vận chuyển là một ví dụ về hợp tác giữa các doanh nghiệp để hướng tới các mục tiêu xanh hóa.
Nâng cao hiệu quả phân phối hàng hóa tuyến cuối đối với khách hàng cuối cùng
Logistics tuyến cuối là tên dùng để chỉ ra phương thức vận tải cuối được thực để để đưa sản phẩm tới khách hàng tiêu dung cuối cùng. Tuyến cuối là phần dễ nhận biết về các vấn đề môi trường nhất của hệ thống logistics của doanh nghiệp đối với khách hàng. Các doanh nghiệp cần có một biện pháp hoạt động logistics tuyến cuối hiệu quả để tạo dựng hình ảnh và giá trị trong con mắt người tiêu dùng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý logistics xanh
Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các cải tiến mới trong một tổ chức. Điều này không ngoại lệ với việc ứng dụng quản lý logistics xanh trong doanh nghiệp, công nghệ thông tin đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thực hiện các các mục tiêu về tài chính và môi trường cũng như các lợi ích cả về ngắn hạn lẫn dài hạn. Công nghệ thông tin giúp tối ưu hóa con đường vận chuyển, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển với hiệu quả năng lượng cũng như hiệu quả chi phí. Những hệ quả của các sự kiện bất thương xảy ra đối với quá trình vận chuyển hoàn toàn có thể được dự báo bởi hệ thống lên kế hoạch vận tải tự động. Các hệ thống tiên tiến hiện nay đưa các giải pháp tối ưu sự vận hành, thu thập số liệu, thực hiện các lý thuyết về tối ưu hóa chuỗi cung ứng như Six sigma, Sản xuất tinh gọn, SCOR (Hệ thống dẫn chiếu vận hành).
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG XANH CỦA IKEA
2.1. Giới thiệu sơ l ợcƣ về IKEA
2.1.1. Sơ l ợcƣ về quá trình hình thành của IKEA
IKEA là tên một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia chuyên về thiết kế và bán các sản phẩm đồ gia dụng, đồ nội thất, thiết bị, dụng cụ gia đình và phụ kiện trang trí nhà cửa. Tập đoàn IKEA được sáng lập tại Thụy Điển năm 1943 bởi Ingvar Kamprad từ khi ông mới 17 tuổi. Tên gọi “IKEA” của tập đoàn này là tập hợp các chữ cái đầu từ tên của người sáng lập Ingvar Kamprad, tên trang trại (Elmtaryd) và tên ngôi làng nơi Ingvar lớn lên (Agunnaryd, Småland, Nam Thụy Điển). Suốt 6 thập kỷ qua, IKEA bắt đầu chỉ từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại miền nam Thụy Điển đã trở thành một tập đoàn bán lẻ lớn mạnh hiện đang hoạt động trên 42 quốc gia trên thế giới. Quá trình phát triển của IKEA được chia làm 5 giai đoạn chính: khởi đầu (1940 – 1950), giai đoạn 2 (1960 – 1970), giai đoạn 3 (1980 – 1990), giai đoạn phát triển từ năm 2000 đến nay.
2.1.1.1. Giai đoạn khởi đầu từ những năm 1940 – 1950
Năm 1943, Ingvar Kamprad khởi nghiệp khi mới 17 tuổi với một cửa hàng nhỏ bán các hàng hóa đa dạng có giá thành thấp. Từ năm 1948, đồ gia dụng trở thành mặt hàng chủ lực của IKEA do Ingvar nhận thấy lợi thế từ việc nhập các sản phẩm của các nhà sản xuất tại địa phương. Năm 1956, IKEA tiến đến một bước