IKEA tạo ra chiến dịch “Thiết kế dân chủ” dựa trên một số các yếu tố kết hợp giữa một mặt là việc mang lại các sản phẩm đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về chất lượng và chức năng ở một mức giá thấp nhưng cũng đồng thời mặt khác đảm bảo được yếu tố bền vững trong chiến lược của IKEA.
Vai trò của thiết kế phát triển trong từng giai đoạn khác nhau trong chiến lược phát triển bền vững của IKEA, khởi đầu từ sự chọn lựa nguồn nguyên liệu thô và kết thức với quá trình vận chuyển sản phẩm cuối cùng tới giỏ hàng của người tiêu dùng tại từng cửa hiệu trên thế giới. Chiến lược thiết kế dân chủ gồm có 4 mặt tương ứng với cách nhìn nhận và kết hợp với chiến lược bền vững: Thiết kế sản phẩm của IKEA, Sử dụng nguyên liệu xanh, Phối hợp với nhà cung cấp và Sử dụng sản phẩm tại gia đình.
2.2.1. Thiết kế sinh thái và quản lý vòng đời sản phẩm tại IKEA.
Thiết kế của IKEA là chính những gì người tiêu dùng nhìn thấy và cảm nhận khi họ ghé tới các cửa hiệu và cửa hiệu bán lẻ, để thực hiện tốt các chiến lược về thiết kế sản phẩm dân chủ và thiết kế bền vững, các sản phẩm của IKEA phải thỏa mãn các yếu tố về giá cả, mẫu mã, chức năng, chất lượng và tính bền vững.
Trước hết, các quyết định về giá luôn đi đầu khi IKEA phát triển và sản xuất một dòng sản phẩm. Sự hợp tác trực tiếp từ nhà phát triển sản phẩm và các nhà thiết kế với nhà cung cấp sản phẩm luôn đảm bảo mức giá hợp lý từ khi sản phẩm còn đang được sản xuất. Để làm được điều này, IKEA đã áp dụng các cách thức gia tăng hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu và các đổi mới về công nghệ trong sản xuất và thiết kế khi làm việc với từng nhà cung cấp tại nhà máy. Các nhà thiết kế của IKEA đã xem xét toàn bộ quá trình sản xuất, bao gồm từ việc lựa chọn nguyên liệu, phân phối, hậu cần, lao động… để có thể tạo ra các sản phẩm với ý tưởng cơ bản là sự kết hợp giữa mức giá cực kỳ thấp với thiết kế đẹp và chất lượng cao. Một đặc điểm đặc biệt đối với các sản phẩm của IKEA đó là các sản phẩm luôn được thiết kế để khách hàng có thể tự tháo lắp, cách thức này giúp đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn để tạo nên tính hiệu quả về chi phí và sự thuận tiện trong sử dụng. Theo một nghiên cứu mới đây của nhật báo Times London, hơn 50% các sản phẩm của IKEA được làm từ các vật dụng có tính bền vững môi trường hoặc có thể tái chế được. IKEA tìm kiếm cách thức để sử dụng ít nguyên liệu nhất có thể tạo ra sản phẩm mà không vi phạm các cam kết về chất lượng và độ bền, điều này cũng giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận chuyển do sử dụng ít nhiên liệu và nhân công hơn trong việc giao nhận nguyên liệu và sản phẩm.
Ví dụ điển hình về thiết kế cho sản phẩm đó là dòng sản phẩm bàn LACK - một sản phẩm có cấu trúc có hiệu quả chi phí và thân thiện với môi trường là đại diện cho các dòng sản phẩm đồ gia dụng được thiết kế rất độc đáo của IKEA. Nhà thiết kế của IKEA đã sử dụng một cánh cửa như là một chiếc bàn với cấu trúc nhiều lớp gỗ được xếp chồng lên các tấm hình tổ ong, thiết kế này tạo nên cấu trúc chắc chắn, nhẹ và đặc biệt là có thể tiết kiệm lượng gỗ được sử dụng. Bàn LACK được sáng chế từ năm 1980 và được phát triển thành nhiều sản phẩm có cấu trúc đơn giản nhưng vô cùng bắt mắt.
Hình 2.1: Dòng sản phẩm bàn LACK của IKEA
Nguồn: IKEA.com, truy cập ngày 27/03/2015 tại
http://www.ikea.com/gb/en/search/?query=LACK
2.2.2. Sử dụng nguyên vật liệu xanh
Sản phẩm chủ lực của IKEA hiện nay là các thiết bị gia dụng, đồ nội thật sử dụng nguồn nguyên liệu chính gồm các vật liệu tự nhiên. Gắn liền với mỗi sản phẩm là một chuỗi cung ứng tương ứng từ các nhà cung cấp nguyên liệu, việc hiểu rõ về nguyên liệu và nguồn gốc của nguyên là yếu tố quan trọng giúp cho IKEA kiểm soát và quản lý được các nhà cung cấp các sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đảm bảo lợi nhuận nhưng vẫn phải đạt các tiêu chuẩn môi trường. Các đặc điểm chung của nguyên liệu được sử dụng trong “Thiết kế dân chủ” đó là những nguyên liệu có tính bền, có thể tái sử dụng, tái chế và đặc biệt là giá thành thấp.
Hai nguyên liệu có tính bền vững và rất thân thiện với môi trường được IKEA chú trọng nghiên cứu phát triển đó là gỗ và bông. Việc khai thác, sử dụng các
nguyên liệu này có tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên, cụ thể là môi trường rừng, môi trường đất, các nguồn tài nguyên… Nhận thức được điều này, IKEA đã đầu tư và nghiên cứu những ứng dụng mới trong hoạt động của chuỗi cung ứng hai nguồn nguyên liệu quan trọng để có thể sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nguyên liệu trong thiết kế, sản xuất. Các chuỗi cung ứng đối với các nguyên liệu này được phát triển hướng theo tính đầu tư bền vững, giảm số lượng nhà cung cấp, tăng cường chọn lọc và định hướng nhà cung cấp với các tiêu chuẩn và chứng nhận cụ thể. IKEA áp dụng phương pháp này không chỉ với gỗ và bông, mà còn thực hiện các phương thức tương tự với nhiều nguyên liệu khác như thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp có nguồn gốc tự nhiên (dầu cọ, da) Các nguyên liệu như tre, vải. lanh, đay với chi phí thấp nhưng có nhiều ứng dụng mới với các đặc tính bền và hữu dụng được IKEA tận dụng triệt để trong các thiết kế của mình. Ngoài ra, IKEA cũng đang nghiên cứu những cách thức áp dụng các nguyên liệu mới có tính thay thế các nguyên vật liệu cũ kém thân thiện với môi trường. Các vật liệu công nghệ mới được khai thác như nhựa tái chế, gỗ plastic với những đặc điểm ưu việt được IKEA vận dụng trong thiết kế các sản phẩm mới gây ấn tượng tốt với khách hàng cũng như đem lại phong cách tiêu dùng mới.
2.2.3. Các công cụ hỗ trợ thiết kế xanh
IKEA sử dụng các công cụ hỗ trợ để thực hiện cải tiến sản phẩm theo hướng bền vững hơn với môi trường. Các công cụ này là cơ sở để đánh giá các hoạt động thiết kế sản phẩm. Trong số bộ công cụ, bảng điểm cho sản phẩm bền vững là sáng kiến nhằm mục đích quản lý và nâng cao tính bễn vững của sản phẩm được IKEA sử dụng từ năm 2009. Đây là công cụ hiểu quả giúp cho IKEA thực hiện chiến lược cung cấp các hàng hoá bền vững với môi trường, mà mục tiêu tới năm 2020 sẽ có 90% sản phẩm xanh được bán ra thị trường. Bảng điểm này được tính dựa trên các chỉ tiêu cơ bản về môi trường theo các cấp độ, mỗi mức điểm của sản phẩm sẽ đánh giá được tính bễn vững của sản phẩm và giúp cho IKEA có phương hướng để có những biện pháp thích hợp để duy trì và phát triển nhóm sản phẩm đã có tính bền vững, cũng như cải thiện và loại bỏ các nhóm sản phẩm tác động tiêu cực đến môi trường. Các sản phẩm được ghi nhận số điểm trên 120 trên Bảng điểm tính bền vững là các sản phẩm có được đánh giá cao. Đến nay, 89% dòng sản phẩm hiện tại
của IKEA, tính theo giá trị doanh số, được xếp hạng và tính điểm, trong đó đối với các sản phẩm được đánh giá cao về tính bền vững được ghi nhận có sự tăng lên về doanh số (từ 39% năm 2013 lên 52% năm 2014). IKEA cũng nỗ lực cải thiện số điểm trung bình của các sản phẩm. Cùng với các công cụ khác, IKEA sử dụng bảng điểm bền vững để kiểm soát sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hướng việc sản xuất trở nên xanh và sạch hơn nữa.
Bảng 2.2: Bộ công cụ h ớngƣ dẫn áp dụng đối với từng giai đoạn thiết kế sản phẩm của IKEA
CÔNG CỤ SỬ DỤNG VAI TRÒ ỨNG DỤNG
Tài liệu hướng dẫn sử
dụng vật liệu Giải thích các hoạt động bền vững của vật liệu cá nhân vàgiúp các nhóm kỹ sư phát triển sản phẩm chọn những người bền vững nhất.
Khung chương trình về chuỗi nguyên liệu
Một dự án đưa ra trong năm 2012 nhằm mục đích để thiết kế sản phẩm có thể được dễ dàng và nhiều lần tái sinh, để họ có thể được đưa trở lại vào các chuỗi giá trị sản phẩm IKEA làm nguyên liệu.
Hội đồng đánh giá rủi ro nguyên vật liệu
Đánh giá tất cả các vật liệu mới tiềm năng cho sự an toàn, chất lượng và tính bền vững của nguyên liệu.
Bộ công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm
Giúp các nhà phát triển sản phẩm hiểu và so sánh để hiểu và so sánh hiệu suất hiệu quả môi trường tương đối của các vật liệu khác nhau.
Sử dụng bảng điểm bền vững cho sản phẩm
Đánh giá tính thân thiện và bền vững môi trường của sản phẩm.