2.4. Hoạt động phân phối bán lẻ và logistic xanh tại IKEA
2.4.2. Nâng cao hiệu quả trong vận tải hàng hóa
IKEA thay thế khái niệm “tỉ lệ lấp đầy" với chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI) để đo lường thể tích ròng vận chuyển trên từng chuyến hàng. Chỉ số đo lướng hiệu quả mới phản ánh tốt hơn tính hiệu quả trong vận tải bởi nó không chịu ảnh hưởng bởi loại phương tiện vận tải sử dụng để tính toán. Để hạn chế các chuyến hàng với tỉ lệ hiệu quả vận chuyển thấp, IKEA thiết lập các giới hạn cho tỷ lệ lấp hàng cho mỗi phương thức vận tải, trong đó đối với vận tải đường bộ thấp nhất là 65%. IKEA sẽ dừng việc giao hàng cho tới khi các container và pallet được lấp đầy trước khi vận chuyển. Các phương thức khác cũng được áp dụng đó là việc bốc dỡ đồng thời, hợp nhất và chia tác từng phần các chuyến hàng giữa các đơn vị. Các đơn vị IKEA Phần Lan thu nhận các chuyến hàng từ các đơn vị IKEA Thuỵ Điển (50% chuyến hàng), tiếp đó là các đơn vị từ IKEA Ba Lan (35%), Đan Mạch (10%) và vùng Viễn Đông (5%). Tuy nhiên, để đảm bảo các chuyến hàng được đến đúng địa điểm và đúng thời gian, IKEA Phần Lan sử dụng 2 nhà kho trung tâm đặt tại Thuỵ Điển và Đan Mạch. Mỗi cửa hiệu lại có các nhà kho riêng, tái chế rác thải của chính các cửa hiệu này.
IKEA tăng cường sử dụng các phương tiện và phương thức vận tải ít ô nhiễm môi trường và phát thải như đường sắt và đường biển. Đối với vận tải đường bộ, xe tải được sử dụng bởi tính thuận tiện về khoảng cách, tốc độ, giá cả và sự chuẩn xác. Tuy nhiên, chỉ các loại xe tải đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào sửa dụng, tại các nước không có tiêu chuẩn cụ thể, các loại xe tải không được có tuổi thọ quá 10 năm. Với các loại xe nhỏ hơn từ 3,5 tấn trở xuống thường được sử dụng cho vận tải hàng hoá tại các thành phố lớn tới nhà củakhách hàng, tuổi tho của xe được sử dụng không quá 5 năm do các loại xe này tiêu thụ năng lượng kém hiệu quả hơn so với các loại xe khác. Tại các nhà kho, IKEA cho sử dụng các xe vận chuyển container, xe nâng, xe kéo… Các loại phương tiện này chiến tới khoảng 10% lượng CO2 phát thải tại càng trung tâm phân phối hàng hoá. IKEA đang phát triển các công nghệ mới để có thể giảm lượng phát thải độc hại cũng như hướng đến việc sử dụng nhiên liêu thân thiện hơn với môi trường. IKEA loại bỏ các tấm pallet gỗ trong việc vận chuyển hoàng hoá trong toàn chuỗi cung ứng. Thay vì sử dụng các loại vật liệu này, IKEA thay thế bằng các tấm pallet giấy được thiết kế với các chân nhựa để có thể tái sự nhiều lần. Hơn thế nữa, các loại tấm pallet kiểu mới với thiết kế nhỏ gọn hơn tạo nhiều diện tích chứa hàng giúp giảm số chuyến vận tải, giảm lượng CO2 phát thải. Mục tiêu của IKEA tới năm 2015, toàn bộ các công ty vận tải đối tác sẽ sử dụng 100% các tấm pallet không sử dụng gỗ.
2.4.3. Kiểm soát l ợngƣ khí thải nhà kính
2.4.3.1. Đối với hoạt động bán lẻ tại cửa hiệu
Tổng lượng khí thải carbon của IKEA luôn được kiểm soát chặt chẽ kể từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm cuối cùng. Lượng carbon được ghi nhận tại các khu vực sản xuất nguyên vật liệu thô, khu vực sản xuất sản phẩm và cả trong tiêu thụ sản phẩm (đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng) và được chia ra làm 3 khu vực:
Khu vực 1: IKEA sở hữu các máy phát điện chạy bằng gas, sinh khối, máy phát điện chạy bằng dầu diesel.
Khu vực 3: sản xuất nguyên liệu thô, phát thải từ các nhà cung cấp, phương tiện vận chuyển, di chuyển con người, giao tiếp, các phương tiện vận tải khách hàng, sử dụng sản phẩm và vòng đời cuối cùng của sản phẩm.
Bảng 2.4 chỉ ra tổng lượng CO phát thải tại các khu vực mà IKEA đang hoạt2
động phân loại theo loại cơ sở hoạt động trong giai đoạn nămm 2010-2014. Kết quả kinh doanh của IKEA cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp này về doanh số phản ảnh lượng tiêu thụ sản phẩm tự nhiên ngày càng gia tăng kéo theo đó là nguy cơ tổng lượng phát thải khí CO2 cũng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, khi quan sát bảng dưới đây có thể nhận thấy khả năng kiểm soát tốt của IKEA trong thời gian vừa qua. Lượng CO giảm theo thời gian tại các cử hiệu, trung tâm phân phối và2
khu vực văn phòng. Lượng khí CO phát thải tại khu vực tập đoàn sản xuất công2
nghiệp có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này do sự đầu tư và mở rộng phát triển sản xuất, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của các khách hàng về sản phẩm nội thất.
Bảng 2.4: L ợng khí thải COƣ 2 phân chia theo các hoạt động của IKEA trong giai đoạn 2010-2014
(đơn vị tính: tấn CO )2
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Cửa hiệu 435,344 428,997 358,809 359,990 333,576
Trung tâm phân phối 47,999 45,151 31,145 35,113 29,273 Tập đoàn công nghiệp 330,112 380,677 324,225 369,740 390,416
Thiết bị phụ tùng - - - 819 1095
Văn phòng 4,730 4,791 4,641 3,766 3,481
Tổng 818,185 859,616 714,126 769,427 757,841
Nguồn: IKEA Group, 2014, Sustainability Report 2014.
Để kiểm soát lượng khí thải Carbon, các biện pháp thực tiễn trong kinh doanh được IKEA phối hợp đa dạng. Từ việc sử dụng nguồn năng lượng sạch, IKEA hướng đến sử dụng hiệu quả các năng lượng có thể tái tạo được thay vì sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu hóa thạch ngay trong các cửa hiệu bán lẻ, các trung
tâm phân phối, nhà máy và văn phòng. Các tấm pin năng lượng mặt trời được thiết kế lắp đặt tại hơn 150 cửa hiệu và trung tâm phân phối, cung cấp cho các tòa nhà 10-25% nhu cầu điện năng của doanh nghiệp. Sự hợp tác với các nhà cung cấp để quản lý các các động môi trường và hiệu quả. sử dụng nguyên liên liệu trong sản xuất là một yếu tố không nhỏ góp phần cho việc giảm thiểu khí thải nhà kính. Các phương tiện phận tải cũ được thay thế, các hình thức vận tải công cộng được áp dụng triệt để, thậm chí, đối với các đối tác dịch vụ vận tải và các nhà cung cáp của IKEA cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vê cắt giảm khí thải do doanh nghiệp này đưa ra. Từ phía khách hàng, IKEA vận dụng các thiết kế bền vững nhằm hỗ trợ khách hàng sử dụng tiết kiệm năng lượng thông qua sản phẩm và dịch vụ, hướng đến một phong cách sống mới bền vững hơn, thân thiện hơn với môi trường ngay tại gia đình.
Bảng 2.5: Hiệu quả giảm thiểu l ợngƣ khí thải carbon của IKEA giai đoạn 2010-2014 và mục tiêu giảm khí thải năm 2015
(đơn vị %)
HIỆU QUẢ CARBON (NĂM CƠ
SỞ 2010) 2011 2012 2013 2014 2015
Cửa hiệu 9,5 26,9 29,1 36,8 50
Trung tâm phân phối 10,7 38,4 32 49,5 50
Nhà máy sản xuất của IKEA -9,4 8,9 2,7 22,1 50
Tập đoàn công nghiệp IKEA - 25 15 12,8 50
Thiết bị phụ tùng - - - 7,8 50
Tổng -0,4 21,3 19,3 23,6 50
Nguồn: IKEA Group, 2014, Sustainability Report 2014.
Kết quả cho thấy IKEA giảm tới 19,3% lượng Carbon khí thải so với năm 2010 theo báo cáo môi trường năm 2013, bảng dưới đây lấy năm 2010 làm năm cơ sở để đánh giá hiệu quả giảm lượng khí thải carbon theo đơn vị hoạt động trong giai đoạn 2010-2014. Tính hiệu quả của việc kiểm soát lượng khí thải carbon của IKEA
còn được thể hiện thông qua tỷ lệ carbon phát thải bình quân trên một sản phẩm bán ra (tính theo khối lượng sản phẩm) (tại khu vực 1 và 2). Lượng sản phẩm đầu ra tăng lên kết hợp với việc cắt giảm lượng khí thải hiệu quả cho thấy IKEA đang đi đúng hướng trong nỗ lực tiến tới sản xuất và cung ứng các sản phẩm xanh hơn trong chuỗi bán lẻ của mình.
2.4.3.2. Đối với hoạt động phân phối, vận tải hàng hóa
Hiện nay, IKEA hợp tác chặt chẽ với các công ty vận tải để phát triển các ý tưởng mới, các phương thức vận tải mới hiệu quả hơn. IKEA xây dựng riêng một chương về các tiêu chuẩn cho các hoạt động đối với các công ty vận tải trong bộ quy tắc thực hiện cho nhà cung cấp - IWAY và yêu cầu các công ty này phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được đề ra. như các công ty vận tải đường dài từ năm 1995. Năm 2010, các quy định của IKEA mở rộng ra cả với những người giao hàng trực tiếp cho khách hàng từ các trung tâm phân phối. IKEA tổ chức giám sát sự tuân thủ của các công ty vận tải ít nhất 24 tháng một lần. Các nhà quản lý của IKEA cam kết với công ty vậi thực hiện một khung chương trình về hỗ trợ những trao đổi thực tế cần thiết với các nhà cung cấp trong quá trình thực hiện và đảm bảo các công ty vận tải của thể thực hiện việc tự giám sát hàng năm. Tuy nhiên, một khó khăn thường xảy ra đối với IKEA trên từng quốc gia là sự khác biệt về các tiêu chuẩn. IKEA liên kết chặt chẽ với các tổ chức để có thể phát triển các phương pháp thông dụng về đo lường và giảm thiểu lượng CO2 phát thải, tiếp cận tới các chính sách công cộng, chính sách sử dụng nguồn năng lượng thay thế, sử dụng năng lượng với các đối tác như Tổ chức Vận tải xanh châu Âu (Green Freight Europe), Tổ chức Vận tải xanh châu Á (Green Freight Asia), Tổ chức Công tác vận tải hàng hoá sạch từ BSR. Đây là một chính sách quan trọng trong hoạt động của IKEA để có thể tiêu chuẩn hoá các hoạt động, đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp xanh hoá chuỗi cung ứng. 3,2% lượng carbon phát thải của IKEA phát sinh từ hoạt động vận tải hàng hoá, tuy nhiên, khoảng 7,5% lượng khí thải carbon sinh ra liên quan tới các hoạt động của khách hàng và hoạt động kinh doanh của IKEA. Chính vì vậy, IKEA cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng phát thải từ các hoạt động này. Một trong những biện pháp đó là việc thiết kế các trung tâm mua sắm thuận tiện hơn tới các khách hàng của IKEA. Hầu hết các cửa hiệu IKEA đều toạ lạc tại các khu vực ngoại ô các thành phố để tránh ảnh hưởng tới cộng đồng địa phương, thuận tiện hơn cho việc đi lại cũng như hạn chế các tác động tới môi trường. IKEA khuyến khích khách
hàng tới cửa hiệu bằng các phương tiện công cộng miễn phí, cung cấp các thông tin về phương tiện công cộng như xe bus và tàu hoả. Tại thành phố Hamburg, Đức, IKEA sở hữu một gian hàng trung tâm với 80% lượng khách hàng di chuyển bằng các phương tiện công cộng hoặc đi bộ. Tại Phần Lan, IKEA khuyến khích khách hàng tới cửa hiệu bằng xe đạp bằng cách cung cấp các phương tiện bảo dưỡng và sửa chữa xe đạp miễn phí. IKEA hơn thế nữa đã phát triển hệ thống trạm nạp điện cho các phương tiện thế hệ mới tại một phần tư số cửa hiệu đang hoạt động.
2.4.4. Tổ chức hiệu quả logistics đảo ng ợcƣ trong chuỗi cung ứng
IKEA tổ chức một chương trình logistics ngược cụ thể để kiểm soát hoạt động cũng như tránh các tác động xấu tới môi trường. IKEA nhìn nhận logistic ngược như là một trong những công cụ chính để thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách một cách tốt nhất cũng như quản lý dòng quay ngược trở lại của sản phẩm từ tay khách hàng. Để xử lý dòng sản phẩm này, IKEA cũng thiết lập một tiêu chuẩn cụ thể đối với những người giao hàng lẻ tới tay khách hàng nhằm đảm bảo thời gian giao hàng và hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra. Những lý do chính để sản phẩm bị gửi trả tại IKEA gồm những hàng hoá bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển, lỗi của nhà sản xuất cũng như sự thay đổi ý định mua hàng của khách hàng. Chính sách đổi trả của IKEA để tiếp cận và đánh giá các tổn thất, quyết định xem liệu các sản phẩm đổi trả sẽ được phục hồi và bán lại, hoặc xử lý theo các hướng thanh thải. Các sản phẩm đổi trả do lỗi được sửa chữa và đóng gọi lại để có thể bán trở lại tại thị trường. Năm 2014, tới 26% các sản phẩm bị thu hồi từ khách hàng, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển nội bộ đã được sửa chữa va đóng gói lại. Mục tiêu tới năm 2016, IKEA sẽ tăng tỷ lệ này lên tới 30% và có thể thu lại tới 7,5 triệu Euro từ hoạt động này. Riêng đối với các sản phẩm trả lại do ý muốn của khách hàng, các sản phẩm này được IKEA bán lại hoặc gửi cho các quỹ từ thiện. Một số nơi áp dụng chính sách này đó là Bỉ, Pháp, Anh… Tại Anh, khách hàng có thể phải trả 1 khoản phí nhỏ không mang tính chất lợi nhuận để thu hồi sản phẩm và dùng sản phẩm này làm quà từ thiện.
2.5. Những đánh giá mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA
Có thể nói IKEA đã đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh trong quá trình sản xuất, kinh doanh bán lẻ ngành hàng đồ nội thất. Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh gắn chặt với tổ chức hoạt động kinh doanh của IKEA tạo nên thương hiệu bán lẻ của IKEA, một doanh nghiệp có trách
nhiệm xã hội trong con mắt của khách hàng. Sự phối hợp đồng bộ và nhất quán giữa các nguồn lực bên trong và bên ngoài của IKEA là một thành công trong việc quản lý chuỗi cung ứng xanh. Mô hình quản lý xanh đã tạo ra thói quen cho thực tiễn trong mọi hành động cho các bộ phận, phòng ban của IKEA đều phải hướng theo chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này, IKEA thiết lập các chiến lược và mục tiêu cụ thể cho hoạt động cung ứng xanh để làm cơ sở và động lực đưa đến các phương thức cải tiến quản lý hoạt động theo hướng xanh hóa. Trong nội bộ, hệ thống vận hành, tiêu chuẩn, quy trình, giám sát của IKEA đã phát triển ở các cấp độ rất chi tiết, giúp cho doanh nghiệp này thực hiện được các hoạt động ở cấp độ chiến lược, chiến thuật và vận hành trong quản lý chuỗi cung ứng. Những hệ tiêu chuẩn và bộ công cụ được áp dụng là định hướng cơ bản đã giúp cho IKEA đảm bảo được chiến lược phát triển bền vững song song với các chiến lược khác. Đối với các nguồn lực bên ngoài, sự hợp tác giữa IKEA và các thành tố khác trong chuỗi cung ứng đã góp phần nâng cao sự cải thiện thực hiện hoạt động môi trường. Một doanh nghiệp riêng lẻ không thể thực hiện được cải tiến rộng rãi nếu không có sự phối hợp này.
Thứ nhất, IKEA đã kiểm soát được chuỗi cung ứng một cách toàn diện, vừa đảm bảo tính hiệu quả trong vận hành và bảo vệ môi trường nhưng vẫn đồng thời đạt được các mục tiêu về lợi nhuận cho tổ chức. IKEA là doanh nghiệp vốn có truyền thống trong hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường do đặc thù kinh doanh ngành hàng đồ nội thất – vốn là ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu trực tiếp từ môi trường sinh thái tự nhiên như gỗ, bông… IKEA nắm bắt được vai trò quan trọng của doanh nghiệp bán lẻ trong hệ thống các mắt xích của chuỗi cung ứng và đưa ra các chiến lược quản lý phù hợp. Với đặc thù của một doanh nghiệp bán lẻ ngành hàng nội thất, IKEA cũng thấu hiểu tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu cung ứng với sản xuất, kinh doanh do vậy những biện pháp kiểm soát ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm từ đầu ra trong chuỗi cung ứng được chú trọng để đảm bảo các yếu tố giá cả, chất lượng và các tác động tới môi trường. Khởi đầu của quá trình quản lý chuỗi cung ứng, vai trò của sản phẩm và đánh giá