VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 38 - 43)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm tại vườn hộ gia đình bà: Hồng Thị Thanh xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu: Tháng 12/2015 - 10/2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: Giống vải Thiều có độ tuổi 18 năm, được nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

- Vật liệu nghiên cứu:

Các loại phân bón cho cây vải: bao gồm phân Đạm, Lân, Kaly, phân bón lá. Vật liệu tủ gốc: Vật liệu nilon đen, rơm rạ khô, lá và các phụ phẩm của cây vải. Phân bón lá: Rong biển SUPER Việt Gia sản xuất tại công ty TNHHXNK Việt Gia có thành phần hoạt chất: Chất hữu cơ 50,9%, N 4,6%, P2O5 1,78%, K2O 8,42%.

Botrac do cơng ty TNHH Hóa Nơng Hợp trí Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh. Growmore do cơng ty phân bón Đạt Nơng sản xuất có thành phần hoạt chất : N 20%, P2O5 20%, K2O 20%, S, Mg, Fe...

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

* Điều tra điều kiện khí hậu, đất đai và hiện trạng sản xuất vải tại huyện Sơn Động.

* Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc tới khả năng ra lộc cành, ra hoa đậu quả, sâu bệnh hại và năng suất, chất lượng quả giống vải thiều.

* Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa lá đến khả năng ra lộc cành, ra hoa đậu quả và năng suất, chất lượng giống vải thiều.

* Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến khả năng ra hoa đậu quả, năng suất, chất lượng quả giống vải thiều.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

3.5.1. Điều tra điều kiện khí hậu, đất đai và hiện trạng sản xuất vải tại Sơn Động

của các ban, ngành chức năng như Phịng nơng nghiệp, thống kê huyện, hội làm vườn...

Điều tra hiện trạng kỹ thuật trồng trọt cây vải được tiến hành tại 3 xã đại diện là xã Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Tuấn Đạo, mỗi xã điều tra 20 hộ trồng vải theo mẫu phiếu điều tra nông hộ (Phiếu điều tra ở phần phụ lục).

3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống vải thiều Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc, đến sự ra hoa đậu Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc, đến sự ra hoa đậu

quả và năng suất quả giống vải thiều.

Thí nghiệm được bố trí với 4 cơng thức và 3 lần nhắc lại, mỗi cây là một lần nhắc lại.

CT1 : Công thức đối chứng, không tủ gốc; CT2 : Tủ gốc bằng lá vải; CT3 : Tủ gốc bằng rơm rạ; CT4 : Tủ gốc bằng nilon đen. * Sơ đồ thí nghiệm: CT1 CT2 CT3 CT4 CT3 CT4 CT1 CT2 CT2 CT3 CT4 CT1

* Chăm sóc thí nghiệm: Tủ gốc tiến hành sau khi bón phân cơ bản sau thu hoạch hoặc trước khi ra hoa (tháng 12, 1), độ dày tủ gốc một lớp phủ rơm ra, lá vải dày 20cm, phủ rộng theo kích thước tủ bằng nilon đen phủ rộng theo kích thước đường kính tán.

Độ ẩm: Theo dõi 2 tháng một lần.

Chăm sóc và bón phân theo quy trình hướng dẫn của Trạm khuyến nông, khuyến lâm (KNKL) huyện Sơn Động.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa lá đến khả năng đậu quả và năng

suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống vải thiều.

Thí nghiệm được bố trí với 4 cơng thức và 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi cây là một lần nhắc lại.

CT1 : Công thức đối chứng, không tỉa lá CT2 : Để lại 5 lá/cành

CT3 : Để lại 7 lá/cành CT4 : Để lại 10 lá/cành * Sơ đồ thí nghiệm:

CT2 CT3 CT4 CT1

CT3 CT4 CT1 CT2

CT4 CT1 CT2 CT3

* Chăm sóc thí nghiệm: Tiến hành tỉa lá kép trên các cành mang hoa sau khi chùm hoa đã xuất hiện để lại các lá tính từ đỉnh cành trên 1 cây tỉa lá ở 4 cành 4 phía khác nhau.

Chăm sóc và bón phân theo quy trình hướng dẫn của Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Sơn Động.

Sau thu hoạch tính năng suất thực thu của từng cơng thức cho hiệu quả tốt nhất.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến tỷ lệ đậu

quả và năng suất quả giống vải thiều.

Thí nghiệm được bố trí với 4 cơng thức và 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi cây là một lần nhắc lại.

CT1 : Công thức đối chứng, phun nước lã; CT2 : Phun Botrac;

CT3 : Phun Rong biển; CT4 : Phun Growmore. * Sơ đồ thí nghiệm:

CT4 CT1 CT2 CT3

CT3 CT4 CT1 CT2

CT2 CT3 CT4 CT1

* Chăm sóc thí nghiệm: Tiến hành phân chế phẩm lên tồn bộ tán với 3 lần phun như sau:

- Phun trước khi cây nở hoa - Phun khi hoa tàn

- Phun sau khi hình thành quả

Nồng độ chế phẩm phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chăm sóc và bón phân theo quy trình hướng dẫn của Trạm KNKL huyện Sơn Động.

3.6. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI

a. Các chỉ tiêu điều tra hiện trang sản xuất:

- Các chỉ tiêu điều tra về khí hậu: + Vị trí địa lý, địa hình;

+ Số liệu về khí hậu trung bình năm 2016 (Thơng qua Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang năm 2016).

- Các chỉ tiêu điều tra về đất đai: Số liệu hiện trạng sử dụng đất thông qua Phịng tài nguyện và mơi trường huyện.

- Điều kiện kinh tế, xã hội của hyện gồm: Số liệu dân số và lao động, cơ sở hạ tầng, điều kiện trồng trọt và các thơng tin khác có liên quan khác thơng qua phịng Thống kê, Phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Sơn Động.

- Các chỉ tiêu điều tra về hiện trạng sản xuất:

+ Điều tra về tình hình sản xuất, biện pháp kỹ thuật trồng trọt, đánh gia một số chỉ tiêu về canh tác để phát hiện yếu tố hạn chế năng suất, chất lượng và tình hình tiêu thụ cuả vải thiều ở các vùng nghiên cứu thông qua phỏng vấn nông dân theo phiếu điều tra.

+ Điều tra 3 xã có diện tích trồng vải lớn: xã Cẩm Đàn, xã Chiên Sơn, xã Tuấn Đạo.

+ Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu (3 xã x 20 hộ/xã = 60 hộ).

b. Chỉ tiêu về sinh trưởng

1.Chiều cao cây (m): đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng 2. Đường kính tán (m)

3. Đường kính gốc (cm)

4. Thời gian xuất hiện đợt lộc mới: Theo dõi thời gian bắt đầu ra lộc (10%). Ra rộ (70%). Kết thúc (90%)

5. Chiều dài, đường kính cành lộc (cm):Tiến hành đo mỗi cơng thúc 30 lộc đại diện về chiiêù dài lộc, số lá/lộc.

c. Các chỉ tiêu về ra hoa đậu quả

1. Thời gian ra nụ hoa: Ngày xuất hiện tua rua, ngày xuất hiện trứng ếch. 2. Thời gian nở hoa: Ngày bắt đầu nở hoa (10% số cây); Ngày nở hoa rộ (70%); ngày kết thúc nở hoa (hoa tàn/hoa tắt) 100% cây hoa tàn.

3. Chiều dài, đường kính chùm hoa (cm): Đo 1 lần trước khi hoa nở, mỗi công thức đếm 3 chùm.

4. Số nhánh hoa cấp 1/chùm hoa (nhánh): Đo 1 lần trước khi hoa nở, mỗi công thức đếm 3 chùm.

5. Số chùm hoa /cây: Đếm 1 lần trước khi hoa nở. Đếm ¼ tán cây để tính tổng số chum trên cây. Mỗi công thức đếm 3 cây

6. Số hoa trên chùm: Chọn 4 chùm 4 phía, đánh dấu và đếm khi hoa nở rộ (đếm cả nụ chưa nở và được tính là 1 hoa). Mỗi công thức đếm 3 chùm.

7. Động thái đậu quả : Trên 1 cây chọn 4 cành, đánh dấu để theo dõi số quả trên cành hoa. Bắt đầu theo dõi khi hoa tàn và sau đó 10 ngày theo dõi 1 lần.Thời điểm hoa mở cánh rộ trong ngày (giờ)

8. Chiều cao và đường kính quả (cm): Đo 10 quả/cây, một cơng thức 30 quả. 9. Khối lượng 1 quả (g/quả): Cân 10 quả/cây, một công thức 30 quả.

10. Năng suất cá thể (kg/cây).

11. Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = năng suất cá thể x mật độ cây 1ha.

12. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại chính: Tiến hành theo dõi và đánh giá mức độ bị hại theo mức: ít: <5% cây bị hại; trung bình: 5-10%; nhiều: > 10-15%, nặng >15%.

13. Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng quả: Độ Brix, hàm lượng đường, vitaminC, chất khô…

d. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

1. Phân tích đánh giá độ ẩm đất (Đối với TN1): Độ ẩm trước khi tủ gốc, lấy số liệu ở trung tâm khí tượng để thực hiện các cơng thức.

2. Tính hiệu quả kinh tế của các cơng thức trong thí nghiệm: Hiệu quả kinh tế = tổng thu – tổng chi phí

e. Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 38 - 43)