KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 43)

4.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện đất đai 4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện đất đai

* Vị trí địa lý

Sơn Động là huyện vùng cao nằm cách trung tâm tỉnh (thành phố Bắc Giang) khoảng 80 km về phía Đơng Bắc có tổng diện tích tự nhiên là 86.017,61 cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn;

+ Phía Đơng giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh; + Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh;

+ Phía Tây giáp 2 huyện Lục Nam và Lục Ngạn.

Huyện có 21 xã, 2 thị trấn và 1 trường bắn với nhiều thơn xóm và điểm dân cư nằm rải rác ở nhiều khu vực, huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua, tuy là huyện vùng cao nhưng Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Sơn Động là một huyện có cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Trình độ sản xuất, trình độ nghề nghiệp của nơng dân chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, nhất là các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

4.1.2. Điều kiện khí hậu

Huyện Sơn Động nằm cách bờ biển Quảng Ninh không xa, nhưng do án ngữ bởi dãy núi n Tử ở phía Đơng nên Sơn Động có đặc điểm khí hậu lục địa miền núi. Hàng năm có 4 mùa Xn, Hạ, Thu, Đơng. Mùa Xuân và mùa Thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ơn hồ, mùa Hạ nóng và mùa Đơng lạnh. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa:

- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành là gió Đơng Nam, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là 32,9°C, mưa nhiều, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7 và tháng 8 (trung bình tháng 8 là

304 mm).

- Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành là gió Đơng Bắc, nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng là 11,6°C. Mùa này lượng mưa ít, chiếm 15% của cả năm (tháng 1 lượng mưa trung bình chỉ đạt 15,2 mm), khí hậu khơ hanh, độ ẩm thấp, nhiệt độ xuống thấp do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng, vật nuôi.

Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau: - Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,1°C;

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là: 32,9°C; - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là: 11,6°C; - Nhiệt độ thấp tuyệt đối: - 2,8°C.

Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao: Từ 6,4°C đến 9,9°C.

Tổng tích ơn tương đối cao thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, trong năm có thời gian nhiệt độ xuống thấp thích hợp cho phát triển của một số cây ăn quả.

Lượng mưa bình quân hàng năm 1.315,1 mm nhưng phân bố khơng đồng đều. Huyện thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128 ngày, trong đó ngày có lượng mưa lớn nhất thuộc mùa mưa, đạt 310,6 mm. Lượng bốc hơi: trung bình hàng năm là 961,2 mm, tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 5 (112,3 mm) và thấp nhất vào tháng 2 (61,8 mm).

Nắng: Sơn Động nằm trong khu vực có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.171 giờ, bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 3,2 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 (164giờ), cho phép nhiều loại cây trồng phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.

Độ ẩm khơng khí: Trung bình cả năm là 83,7%, các tháng có độ ẩm cao thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 1 (88%), thấp nhất vào tháng 12 (78%) và tháng 2 (77%).

Chế độ gió, bão: Huyện nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, với 2 hướng gió chính là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam. Tốc độ gió trung bình 1,1 m/s. Do nằm trong khu vực che chắn bởi vịng cung Đơng Triều nên huyện

ít chịu ảnh hưởng của bão.

Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu nơng nghiệp của huyện Sơn Động (Số liệu trung bình năm 2016)

Tháng Nhiệt độ TB ngày (0C) Số giờ nắng (giờ/tháng) Lượng mưa (mm/tháng) Lượng bốc hơi (mm/tháng) Độ ẩm khơng khí (RH%) 1 16,0 39 188,3 77,5 88 2 15,1 85 3,2 61,8 77 3 15,9 26 47,3 69,6 86 4 25,5 97 175,2 69,7 86 5 25,5 97 96,9 112,3 86 6 27,9 161 140,9 84,7 80 7 29,1 164 165,2 81,9 85 8 28,1 136 300 76,9 87 9 27,5 140 148,2 65,6 87 10 25,8 85,0 27,5 91,5 82 11 21,3 115 22,4 63,0 82 12 19,6 26 0 80,7 78 Trung bình 23,1 97,6 109,6 80,1 83,7 Cả năm 1.171 1.315,1 961,2

Nguồn:Trung tâm khí tượng- thuỷ văn tỉnh Bắc Giang (2016)

* Thủy văn và tài nguyên nước

Chế độ thủy văn các sông ở huyện Sơn Động phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó cùng với điều kiện diễn biến lượng mưa hàng tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các sông cũng thay đổi theo. Sơn Động là thượng nguồn của sông Lục Nam. Trên địa bàn huyện có 3 nhánh sơng chính gặp nhau ở Cẩm Đàn:

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thạch Sơn và Phúc Thắng, chảy theo hướng Bắc - Nam, dài 21 km, qua Yên Định và đổ về sơng chính ở Cẩm Đàn.

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thanh Sơn, Thanh Luận, chảy qua xã Tuấn Đạo, dài 11 km.

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ Hữu Sản, An Lạc nơi có khu vực rừng nhiệt đới tự nhiên Khe Rỗ, đây là nguồn sinh thủy lớn nhất của sơng Lục Nam. Nhánh chính chảy trong địa phận Sơn Động dài khoảng 40 km, từ Khe Rỗ sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đến Lệ Viễn sông đổi theo hướng Đông - Tây về Cẩm Đàn gặp các nhánh sông Thanh Luận, sông Cẩm Đàn rồi sang đất Lục Ngạn.

nguồn nên lịng sơng, suối hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước hạn chế, đặc biệt là về mùa khô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chất đất của huyện

Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt trên đá… Xen giữa diện tích đồi núi là diện tích đất thung lũng phù hợp với sản xuất cây hàng năm, cây lâu năm. (Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Sơn Động 2016).

Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động

Nguồn: Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Sơn Động (2016)

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững; mơ hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từng bước phát triển chăn nuôi kết hợp với trồng trọt theo định hướng nền nông nghiệp hữu cơ.

* Về trồng trọt: Ngay từ đầu năm UBND huyện đã tiến hành chỉ đạo các cơ

quan chuyên môn tập chung cung ứng giống, làm tốt dự báo tình hình sâu bệnh có hại cho cây trồng và chuẩn bị nước tưới phục vụ sản xuất kết quả đã đạt được:

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là: 8.257,5 ha, đạt 100,1%kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt: 28.139 tấn, đạt 100,5% kế hoạch. Tổng diện tích cây ăn quả tồn huyện là 1.760,7 ha, trong đó diện tích cây vải thiều là 1.436 ha, đạt 100% kế hoạch; sản lượng đạt 5.657,8 tấn, tăng 14,3 tấn. Tổng doanh thu từ vải thiều ước đạt trên 56 tỷ đồng.

Cây chè tổng diện tích là 27,6 ha trong đó diện tích cho thu hoạch là 22,6ha; năng xuất đạt 23 tạ/ha sản lượng chè ước đạt 63,5 tấn, tăng 11,5 tấn so với cùng kỳ.

* Về chăn nuôi: Chăn ni gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng, trong

khi giá bán các sản phẩm chăn nuôi thấp. Tổng đàn trâu 10.018 con, đạt 100,2%; đàn bò 2.587 con, đạt 117,16%; đàn lợn 73.445 con, đạt 96,5%; đàn gia cầm các loại: 655.000 con, đạt 97,5%; đàn dê là 1.747 con, đàn thỏ 3.200 con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 9.303 tấn, đạt 101%. Giá trị ước đạt 471,258 tỷ đồng.

* Về sản xuất thủy sản: Diện tích duy trì ổn định 155,4 ha, sản lượng khai thác

và nuôi trồng thủy sản ước đạt 220,5 tấn, đạt 100%, trong đó sản lượng ni trồng 158,5 tấn, đánh bắt là 62 tấn.

* Về sản xuất lâm nghiệp: Huyện đã tổ chức khốn bảo vệ rừng với tổng diện

tích là 15.616 ha. kinh phí ngân sách hỗ trợ đầu tư từ trương trình 30a và 147 là 2,896 tỷ đồng; Tổ chức cho 1.350 hộ dân trồng rừng với tổng diện tích là 2.132/2.008ha, đạt 106,2% , kinh phí thực hiện là 8,831 tỷ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 333,88 tỷ đồng.

4.2.1. Thuận lợi

Huyện Sơn Động có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, liền kề vùng kinh tế Bắc Bộ; nằm trên tuyến hành lang kinh tế Quảng Ninh - Lạng Sơn và giáp với huyện Lục Nam, Lục Ngạn; có các tuyến giao thông đường bộ quốc lộ 31và 279 quan trọng chạy qua tương đối thuận lợi cho giao lưu văn hoá, kinh tế hàng hoá với các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Lạng Sơn.

Đặc điểm địa hình miền núi, có khả năng đa dạng sinh học với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và vật ni có giá trị kinh tế cao, nếu khai thác tốt có thể đáp ứng được thị trường tiêu thụ và có cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các yếu tố khí hậu như tổng tích nhiệt, lượng mưa, độ ẩm khơng khí, lượng bức xạ, số giờ nắng ở huyện Sơn Động khá dồi dào, thích hợp cho sự phát triển của cây vải.

Nguồn lao động khá dồi dào, có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời, cùng với nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, phát triển ngành nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất vải được trú trọng theo hướng có lợi nhất thu hoạch đẩy giá bán lên cao hơn, khơng cịn tình trạng “Được mùa, mất giá”.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ln quan tâm, đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, tốc độ phát triển kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông nghiệp đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nơng nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần đưa giá trị sản xuất về trồng trọt, khuyến khích, đầu tư hỗ trợ cho nơng dân các biện pháp kỹ thuật tốt nhất, định hướng đầu ra của nơng sản có hiệu quả nhất.

4.2.2. Những khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi, Sơn Động là một huyện nghèo miền núi vùng cao nên vẫn cịn khó khăn, thách thức tác động hạn chế hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế, đó là:

+ Cơ cấu kinh tế vẫn cịn lạc hậu, nơng nghiệp vẫn chiếm trên 50% về tổng giá trị sản xuất.

điểm xuất phát kinh tế nơng thơn của huyện cịn thấp so với toàn tỉnh, tốc độ phát triển kinh tế khá nhưng chưa đủ để tạo ra sự bứt phá.

+ Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lực lượng lao động qua đào tạo mới chỉ chiếm 25%; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu nhiều.

+ Thực trạng cơ cấu phân bổ lao động trên địa bàn huyện đã đặt ra một thách thức trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như sự chuyển dịch lao động để tạo ra một cơ cấu nông - công nghiệp và dịch vụ theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

+ Diện tích đất xám bạc màu trên phù sa cổ và nhóm đất đỏ vàng tương đối nhiều, vì vậy độ phì đất thấp, xói mịn rửa trơi nhiều. Do vậy, rất cần có các giải pháp cải tạo đất, bố trí luân canh cây trồng hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

4.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CẤY VẢI TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG 4.3.1. Diện tích và sản lượng vải 4.3.1. Diện tích và sản lượng vải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các cây ăn quả hiện nay, cây vải đang là một trong những cây có quy mơ sản xuất lớn, tập trung mang tính hàng hố cao. Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng vải lớn, diện tích vải chủ yếu tập trung ở các huyện như: Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Yên Dũng...Hiện nay Bắc Giang đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, chứng nhận sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn GAP cho quả vải thiều Lục Ngạn. Đó là một thuận lợi rất lớn đối với sự phát triển của cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn nói riêng, của tỉnh Bắc Giang nói chung. Huyện Sơn Động là một huyện nghèo miền núi cao khó khăn nhất của tỉnh Bắc Giang, diện tích trồng vải cũng như năng suất vải những năm gần đây có xu hướng giảm (Bảng: 4.2).

Bảng 4.2:Diện tích, năng suất và sản lượng vải của huyện Sơn Động qua một số năm 2011-2015

TT Chỉ tiêu theo dõi Năm

2011 2012 2013 2014 2015 1 Diện tích (ha) 2.205,0 1.460,0 1.460,0 1.436,0 1.436,0

2 Năng suất (tạ/ha) 24,8 22,0 27,6 20,8 23,5

3 Sản lượng (tấn) 7.250,0 4.818,0 5.621 5.643,5 5.657,8 Nguồn: Phịng nơng nghiệp và PTNT huyện Sơn Động (2011- 2016)

Qua bảng 4.2 nhận thấy rằng: Diện tích, năng suất, sản lượng vải của huyện Sơn Động tăng từ năm 2011 đến năm 2015, sau đó giảm ở năm 2012, 20114. Năm 2011 diện tích trồng vải tăng, là thời kỳ vải được mùa, thu nhập của nơng dân tăng cao nhờ trồng vải. Vì vậy diện tích trồng vải ngày một mở rộng, năng suất cao, sản lượng vải thu được nhiều trong khi đầu ra cho sản phẩm cịn hạn chế, do đó diện tích trồng vải giảm, một số hộ nơng dân đã chặt bỏ và thay thế bằng những cây trồng khác.

4.3.2. Về cơ cấu giống vải

Đến năm 2011, theo số liệu điều tra tồn huyện có hơn 4 giống vải, tập trung vào hai nhóm giống đó là nhóm vải chính vụ (vải thiều) chiếm 85% và nhóm vải chín sớm chiếm 15% tổng diện tích vải. Nhóm vải chín sớm gồm các giống vải U hồng, U trứng, Thanh Hà. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đang chỉ đạo xây dựng các mô hình cải tạo, thay nhanh giống vải bằng phương pháp sử dụng cành ghép của các giống vải chín sớm ghép trực tiếp lên gốc vải giống chính vụ hiện có.

4.3.3. Tiêu thụ và chế biến vải

Quả vải được tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính là quả tươi và một số sản phẩm chế biến, chủ yếu là dạng vải sấy khô nguyên quả. Trong những năm mất mùa thì vải được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu; những năm được mùa, sản lượng lớn, lượng vải đưa vào sấy khô thường chiếm trên 40% tổng sản lượng vải quả. Một số sản phẩm chế biến khác từ vải như cùi vải đóng hộp, cùi vải đơng lạnh,…nhưng với sản lượng nhỏ, hàng năm chỉ chiếm 5 đến 10% tổng sản lượng.

Thị trường tiêu thụ vải hiện nay ngồi thị trường trong nước, nước ta cịn xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung Quốc chiếm tới trên 85% tổng lượng vải sấy khô và trên 30% lượng vải tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 43)