Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 36 - 37)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cho cây vải

2.4.4. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại

Có đến hơn 58 lồi sâu hại đã gây thiệt hại cho cây vải. Các lồi sâu hại chính là: Bọ xít hại vải (Tessaratoma papillosa), sâu đục cuống quả (Conopomorha sinensis), xén tóc hại vải (Aristobia testudo), ruồi (Dasineura sp), nhện lơng nhung Eriophyes lichi là những lồi nguy hiểm nhất đối với cây vải ở Ấn Độ, Thái Lan,

Việt Nam. Sâu đục quả (Cryptophlebia ombrodelta) là sâu hại vải nguy hiểm nhất ở Australia. Những quy trình đã thật sự được kiểm sốt đối với hầu hết các lồi sâu hại ở các nước khác nhau. Có khoảng 25 lồi thiên địch sống ký sinh trên trứng của các loài sâu hại vải. Chẳng hạn như: Anastatus ssp quản lý đối với rệp, giun tròn Steinemema calpocapsea đối với xén tóc và lồi ăn thịt Agistemus exsetus đã được

sử dụng thành cơng.

Có những bệnh không gây hại nghiêm trọng cho cây vải. Tuy nhiên, hiện tượng cây vải chết đột ngột được quan sát thấy ở Australia, Trung Quốc, Việt Nam, đã đưa ra nhận xét bước đầu đối với hiện tượng tự nhiên cây bị héo là do trong đất bị chua kết hợp với nấm Fusarium solani, Phytophrthora sp và Phythium sp. Cây

vải trồng sâu ở vị trí thốt nước kém và dinh dưỡng khơng đầy đủ thì rất dễ bị bệnh (Phạm Thị Sản, 2003). Một số loại bệnh có ảnh hưởng đến cây vải ở giai đoạn sau thu hoạch. Chúng phát triển cùng với sự phát triển của quả, ngay từ đầu cho đến sau thu hoạch. Một vài loài nấm đã liên kết với triệu chứng bệnh để gây ảnh hưởng đến kích thước quả hoặc bám xung quanh thân, cành,... của cây cho đến lúc thu hoạch. Bệnh loét (Col erolrichwnl oeosporioides) là nguyên nhân chính làm mất sản lượng vải ở Trung Quốc, Australia, Đài Loan, Thái Lan...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 36 - 37)