Những nghiên cứu về tạo hình cắt tỉa, tác động của cơ giới và thúc đẩy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 35 - 36)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cho cây vải

2.4.3. Những nghiên cứu về tạo hình cắt tỉa, tác động của cơ giới và thúc đẩy ra

hoa của vải

Phạm Văn Côn (1992), đốn, cắt tỉa tạo hình có thể coi như là các kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây vải nói riêng. Muốn biết cắt tỉa vào lúc nào, những cành nào nên cắt bỏ thì phải có những nghiên cứu cụ thể, dựa trên các nguyên lý chung sau đây:

- Sự phát triển của các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất có sự cân bằng theo tỷ lệ nhất định đối với từng loại cây trồng. Nếu phá vỡ sự cân bằng này cây sẽ tự thiết lập lại một cân bằng mới, dựa vào đặc điểm này ta có thể thay lộc, cành mới hay phục tráng lại bộ rễ.

- Những cành ở trên mặt tán có hiện tượng ưu thế ngọn, kìm hãm sự phát triển của các cành phía dưới. Phá vỡ hiện tượng ưu thế ngọn sẽ tạo điều kiện cho các cành phía dưới phát triển.

- Theo lý luận về giai đoạn phá t dục của các vị trí cành trên cây, sự phát dục giảm dần từ cành ngọn xuống cành phía dưới. Vì vậy, cần tạo cho cây có bộ tán phân bố đều. Mặt khác, thông qua cắt tỉa sẽ làm tăng khả năng ra hoa đậu quả của cây.

Ảnh hưởng của gió bão cũng là một trong những yếu tố cần chú ý đối với một số giống vải khi đốn, tỉa. Việc đốn tỉa cho các cây còn trẻ sẽ tạo cho chúng một cấu trúc khoẻ mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của gió, bão và làm tăng diện tích mang quả. Với những giống có cành dài như: Fay Zee Siu, Tai So... cành rất dễ bị chẻ ra khi gặp gió. Với những giống phân cành ngắn và dày như: Wai Chi, No Wai Chi gặp gió bão có thể bị bẻ gãy ở phần sát mặt đất. Cần quan tâm chăm sóc cho cây thường xuyên trong suốt 4 năm đầu tiên, tỉa bỏ những cành yếu và những cành có phần vỏ sát vào nhau.

Cắt tỉa cành ngoài việc tạo cho tán cây thơng thống, hạn chế sâu bệnh hại, thuận lợi chăm sóc cịn nhằm mục đích điều hồ sự sinh trưởng ra hoa và kết quả của cây. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, tác dụng rõ rệt của việc khoanh vỏ và cắt tỉa cành đến việc hạn chế lộc Đông và tăng năng suất của cây vải. Theo Phạm Văn Cơn (2004), ở cây vải thì có 3 lần cắt tỉa, tạo cành, đó là tạo cành cấp 1, tạo cành cấp 2 và tạo cành cấp 3, cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau, các cành này không được giao nhau và phân bố ở các hướng khác nhau để cây quang hợp được tốt.

Ở nước ta, vải là một loại quả đặc sản có giá trị kinh tế cao được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả, đến nay diện tích trồng vải của cả nước đạt 102.300 ha, sản lượng thu hoạch khoảng trên 300.000 ngàn tấn (chiếm 13,69% về diện tích và 16,32% về sản lượng cây ăn quả). Tuy nhiên, do cơ cấu giống vải còn nghèo nàn, chưa hợp lý, phần lớn diện tích trồng chủ yếu bằng giống vải thiều Thanh Hà, chiếm trên 95% là giống chính vụ có thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 20 - 25 ngày), chín tập trung vào tháng 6 hàng năm nên gây trở ngại lớn cho việc thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.

Một trong những biện pháp nhằm kéo dài thời gian thu hoạch vải, nhằm giảm thiệt hại cho người nông dân là trồng rải vụ với các giống có thời gian thu hoạch khác nhau, đặc biệt là ưu tiên các giống vải chín sớm. Theo định hướng của Bộ NN – PTNT, trong thời gian tới cơ cấu giống vải ở nước ta sẽ là: Khoảng 70-75% các giống chính vụ, 10 –15% các giống chín sớm, cịn lại là các giống chín muộn. Để đáp ứng được yêu cầu này, trong nhiều năm qua Viện Nghiên cứu Rau quả đã tập trung nghiên cứu, chọn tạo được một số giống vải chín sớm và chín muộn triển vọng như các giống Hùng Long, Bình Khê, Yên Hưng, Yên Phú... được nông dân chấp nhận, được Bộ NN & PTNT công nhận là giống quốc gia hoặc giống tạm thời và cho phép đưa vào sản xuất đại trà bước đầu cho kết quả rất tốt, đặc biệt là các giống vải chín sớm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 35 - 36)