Kết quả điều tra về tình hình sâu bệnh hại vải ở vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 53 - 55)

Cây vải được mùa hay thất thu, năng suất cao hay thấp, vườn mã quả đẹp hay xấu, phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân như: Thời tiết, bón phân, tưới nước, sâu bệnh và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác. Trong đó sâu bệnh phá hại là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả vải. Do đó ngoài việc phòng trừ sâu bệnh ra thì việc chăm sóc cho cây khỏe để chống lại sự phá hại của sâu bệnh là rất cần thiết.

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy đối tượng sâu bệnh hại làm ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng quả vải đó là sâu đục quả và bọ xít. Điều tra tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất chất lượng vải ở vùng nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.4.

Qua bảng 4.4 cho thấy, hai đối tượng này gây hại ở các vùng vải với mức độ gây hại từ trung bình đến nhẹ. Thực tế kết quả điều tra ở xã Cẩm Đàn cho thấy sâu đục quả có tỉ lệ số hộ bị ở mức hại nặng ít nhất là 19,4% số hộ, hại ở mức trung bình là 60,5%, ở mức nhẹ là 14,6%, tỷ lệ số hộ không bị sâu đục quả gây hại là 5,5% ; Vùng vải xã Chiên Sơn bị sâu đục quả ở mức nặng là 22,0%, mức trung bình là 66,4%, nhẹ là 11,6% ; Ở xã Tuấn Đạo bị nặng nhất, với các mức hại nặng là 28,7%, hại trung bình tỉ lệ là 59,5%, mức nhẹ là 11,8%.

Bảng 4.4. Tình hình sâu hại vải ở giai đoạn hoa và quả ở các vùng nghiên cứu năm 2016

Chỉ tiêu

Xã Mức độ gây hại

Số cây bị sâu hại/tổng số hộ điều tra (%) Sâu đục quả Bọ xít Cẩm Đàn +++ 19,4 0 ++ 60,5 11,4 + 14,6 21,5 - 5,5 67,1 Chiên Sơn +++ 22,0 0 ++ 66,4 14,2 + 11,6 36,5 - 0 49,3 Tuấn Đạo +++ 28,7 2,3 ++ 59,5 42,5 + 11,8 39,5 - 0 15,7 Mức độ gây hại: Nặng: +++ Trung bình: + + Nhẹ: + Không bị: -

Với bọ xít gây hại cũng tương tự, ở xã Cẩm Đàn, xã Chiên Sơn không có hộ bị nhiễm ở mức nặng, số hộ nhiễm ở mức trung bình và nhẹ là thấp hơn ở xã Tuấn Đạo.

Ngoài ra, trên cây v ải còn bị một số bệnh hại, có ba loại bệnh gây hại chính đối với vải đó là: Bệnh sương mai, bệnh thán thư và bệnh xanh chàm quả. Tuy nhiên, tỷ lệ hại không đáng kể, không ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng quả vải.

Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy rằng, trình độ thâm canh, chăm sóc của các hộ trồng vải có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại vải. Cụ thể: ở xã Cẩm Đàn các hộ có trình độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt hơn nên tỉ lệ số hộ bị sâu bệnh gây hại ở mức nhẹ; ở Chiên Sơn và Cẩm Đàn kỹ thuật chăm sóc thấp hơn nên tỉ lệ số hộ bị các đối tượng sâu bệnh hại nặng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 53 - 55)