Thực trạng sản xuất cấy vải tại huyện Sơn Động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 49)

4.3.1. Diện tích và sản lượng vải

Trong các cây ăn quả hiện nay, cây vải đang là một trong những cây có quy mô sản xuất lớn, tập trung mang tính hàng hoá cao. Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng vải lớn, diện tích vải chủ yếu tập trung ở các huyện như: Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Yên Dũng...Hiện nay Bắc Giang đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, chứng nhận sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn GAP cho quả vải thiều Lục Ngạn. Đó là một thuận lợi rất lớn đối với sự phát triển của cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn nói riêng, của tỉnh Bắc Giang nói chung. Huyện Sơn Động là một huyện nghèo miền núi cao khó khăn nhất của tỉnh Bắc Giang, diện tích trồng vải cũng như năng suất vải những năm gần đây có xu hướng giảm (Bảng: 4.2).

Bảng 4.2:Diện tích, năng suất và sản lượng vải của huyện Sơn Động qua một số năm 2011-2015

TT Chỉ tiêu theo dõi Năm

2011 2012 2013 2014 2015 1 Diện tích (ha) 2.205,0 1.460,0 1.460,0 1.436,0 1.436,0

2 Năng suất (tạ/ha) 24,8 22,0 27,6 20,8 23,5

3 Sản lượng (tấn) 7.250,0 4.818,0 5.621 5.643,5 5.657,8 Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động (2011- 2016)

Qua bảng 4.2 nhận thấy rằng: Diện tích, năng suất, sản lượng vải của huyện Sơn Động tăng từ năm 2011 đến năm 2015, sau đó giảm ở năm 2012, 20114. Năm 2011 diện tích trồng vải tăng, là thời kỳ vải được mùa, thu nhập của nông dân tăng cao nhờ trồng vải. Vì vậy diện tích trồng vải ngày một mở rộng, năng suất cao, sản lượng vải thu được nhiều trong khi đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế, do đó diện tích trồng vải giảm, một số hộ nông dân đã chặt bỏ và thay thế bằng những cây trồng khác.

4.3.2. Về cơ cấu giống vải

Đến năm 2011, theo số liệu điều tra toàn huyện có hơn 4 giống vải, tập trung vào hai nhóm giống đó là nhóm vải chính vụ (vải thiều) chiếm 85% và nhóm vải chín sớm chiếm 15% tổng diện tích vải. Nhóm vải chín sớm gồm các giống vải U hồng, U trứng, Thanh Hà. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đang chỉ đạo xây dựng các mô hình cải tạo, thay nhanh giống vải bằng phương pháp sử dụng cành ghép của các giống vải chín sớm ghép trực tiếp lên gốc vải giống chính vụ hiện có.

4.3.3. Tiêu thụ và chế biến vải

Quả vải được tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính là quả tươi và một số sản phẩm chế biến, chủ yếu là dạng vải sấy khô nguyên quả. Trong những năm mất mùa thì vải được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu; những năm được mùa, sản lượng lớn, lượng vải đưa vào sấy khô thường chiếm trên 40% tổng sản lượng vải quả. Một số sản phẩm chế biến khác từ vải như cùi vải đóng hộp, cùi vải đông lạnh,…nhưng với sản lượng nhỏ, hàng năm chỉ chiếm 5 đến 10% tổng sản lượng.

Thị trường tiêu thụ vải hiện nay ngoài thị trường trong nước, nước ta còn xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung Quốc chiếm tới trên 85% tổng lượng vải sấy khô và trên 30% lượng vải tiêu thụ tươi của tỉnh. Như vậy, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trường chính tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang. Qua điều tra, những năm 2014- 2015 quả vải thiều được giá nên người dân chú trọng đầu tư và chăm sóc, do đó cây vải cho năng suất, sản lượng vải cao, chất lượng tốt, quả vải đã được đem bán sang các huyện, tỉnh lân cận và một số lượng đã được sấy khô xuất bán sang Trung Quốc và xuất khẩu sang các nước. Những năm gần đây, do một số nguyên nhân (người dân chưa chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch ngắn, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, sản xuất không tập trung...) đã làm cho diện tích, sản lượng vải của huyện ngày càng tăng, thi trường tiêu thụ được mở rộng.

4.3.4. Khả năng đầu tư và kỹ thuật canh tác vải ở vùng nghiên cứu

Cây vải cũng như các cây trồng khác, để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, ngoài yếu tố về giống, điều kiện tự nhiên, thì cần áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật canh tác.

Trong thời kỳ kinh doanh của cây vải, cây được chăm sóc chu đáo cẩn thận. Các công việc được tiến hành trong giai đoạn này bao gồm: Chăm sóc, làm cỏ, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu hại... Trong những năm có thời tiết biến động nhiều: Mưa nhiều, nhiệt độ cao vào thời điểm cây ngủ đông sẽ làm cho cây phát lộc đông, các hộ trồng vải cần chủ động diệt lộc đông. Ngoài ra trong giai đoạn này, các hộ cũng chú ý áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của cây, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình ra hoa đậu quả sau này như: Khoanh cành, cuốc lật đất xung quanh tán cây, bón phân chuồng… đây là những khâu kỹ thuật quan trọng trong thâm canh vải.

Trong giai đoạn vải ra hoa, nhằm đạt tỷ lệ thụ phấn, đậu quả cao, người dân các vùng trồng vải đã chủ động nuôi ong mật. Ngoài việc tăng tỷ lệ đậu quả cho cây, người dân còn thu được lợi nhuận từ nguồn mật từ hoa vải. Giai đoạn quả non đến khi quả lớn cũng đòi hỏi quy trình chăm sóc đặc biệt mới có thể thu được quả vải có chất lượng cao, màu sắc vải đẹp, được thị trường ưa chuộng. Trong giai đoạn này các hộ trồng vải cũng chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây và quả vải.

Để làm rõ thêm về yếu tố con người, tập quán canh tác ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vải tại địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi thực hiện điều tra ngẫu nhiên tại 3 xã Cẩm Đàn, Chiên Sơn và Tuấn Đạo (đây là 3 xã có diện tích trồng vải lớn của huyện) với tổng số hộ điều tra là 150 hộ. Kết quả điều tra tình hình chăm sóc và quản lý vườn vải của các hộ nông dân là người dân tộc thiểu số tại 3 xã được thể hiện như sau:

4.3.5. Mức độ đầu tư về phân bón ở các vùng trồng vải

Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người sản xuất. Vì vậy, phân bón là yếu tố đầu tư rất được quan tâm và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của người trồng trọt.

Trong trồng vải thường bón các loại phân chuồng và phân khoáng các loại gồm: Phân Đạm Urê, Supe lân, Kali clorua, NPK chuyên dùng cho cây ăn quả. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy mức độ đầu tư về phân bón của các hộ trồng vải ở các vùng khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Kết quả điều tra về mức độ đầu tư về phân bón ở các vùng nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kết quả điều tra về mức độ đầu tư phân bón cho vải ở các vùng nghiên cứu năm 2015

Loại phân bón cho vải Tỷ lệ số hộ (%)

Cẩm Đàn Chiên Sơn Tuấn Đạo TB 1. Phân chuồng hoặc phân xanh

- Không bón 38,6 45,0 50,3 44,6 - Có bón phân chuồng 61,4 55,0 49,7 55,4 - Bón từ 20-30kg/cây/năm 50,0 29,3 43,7 41 - Bón > 30 kg/cây/năm 3,5 6,8 8,0 6,1 2.Bón phân đạm urê - Không bón 85,3 71,7 84,3 80,4 - Có bón: 14,7 28,3 15,7 19,6 + Bón 0,3 - 0,5kg/cây/năm 9,7 6,3 6,6 7,5 + Bón 0,5-0,7kg/cây/năm 0 0 0 0 + Bón >0,7 kg/cây/năm 0 0 0 0 3. Bón phân KCl Không bón 75 73 73,5 73,8 Có bón : 25 27 26,5 26,2 4.Bón phân lân Không bón 30,0 35 32,3 32,4 Có bón : 70,0 65 67,7 67,6 + Bón lượng <1,5 kg/cây/năm 65,7 46,7 41,5 51,3 + Bón lượng > 1,5 kg/cây/năm 10,3 15,3 35,5 20,4 5. Phân bón lá - Có sử dụng phân bón lá Thiên nông, Đầu trâu,...

60 43,5 21,4 41,6

- Không sử dụng 40 56,5 78,6 58,4

6. NSBQ năm 2016 (tạ/ha) 27,5 24,6 25,7

Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy: Tỷ lệ số hộ trồng vải có đầu tư phân bón là rất thấp (tỷ lệ người dân không bón phân chuồng là 44,6%; phân đạm Urê là 80,4%; Phân lân là 32,4%; Phân bón lá là 58,4%; phân bón Kali 73,8%). Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy, các hộ trồng vải thường tận dụng cây phân xanh để bón

cho cây vải thay phân chuồng, như vậy sẽ giảm được công vận chuyển, giảm được chi phí sản xuất.

- Tỷ lệ số hộ có sử dụng chế phẩm phân bón qua lá ở các vùng lần lượt là: Cẩm Đàn tỷ lệ hộ sử dụng 60 %, Chiên Sơn tỷ lệ hộ sử dụng 43,5 % và Tuấn Đạo tỷ lệ hộ sử dụng 21,4 %. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết có rất nhiều loại phân bón qua lá được các hộ dân sử dụng như: Đầu trâu, Siêu kali, ....tuy nhiên các hộ dân ở xã Cẩm Đàn cho rằng sử dụng phân bón lá Đầu trâu và siêu kali để bón thúc hoa và thúc quả cho năng suất cao, mẫu mã quả đẹp hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đây chúng tôi thấy rằng, mức độ đầu tư về phân bón cho vải ở Cẩm Đàn là cao nhất, tiếp đến là Chiên Sơn và thấp nhất là Tuấn Đạo. Có lẽ do mức độ đầu tư về phân bón ở Cẩm Đàn là cao nhất nên cho năng suất vải cao nhất, tiếp đến là Chiên Sơn và thấp nhất là Tuấn Đạo.

Như vậy, mức độ đầu tư thâm canh ảnh hưởng lớn đến năng suất vải của vải.

4.3.6. Kết quả điều tra về tình hình sâu bệnh hại vải ở vùng nghiên cứu

Cây vải được mùa hay thất thu, năng suất cao hay thấp, vườn mã quả đẹp hay xấu, phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân như: Thời tiết, bón phân, tưới nước, sâu bệnh và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác. Trong đó sâu bệnh phá hại là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả vải. Do đó ngoài việc phòng trừ sâu bệnh ra thì việc chăm sóc cho cây khỏe để chống lại sự phá hại của sâu bệnh là rất cần thiết.

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy đối tượng sâu bệnh hại làm ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng quả vải đó là sâu đục quả và bọ xít. Điều tra tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất chất lượng vải ở vùng nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.4.

Qua bảng 4.4 cho thấy, hai đối tượng này gây hại ở các vùng vải với mức độ gây hại từ trung bình đến nhẹ. Thực tế kết quả điều tra ở xã Cẩm Đàn cho thấy sâu đục quả có tỉ lệ số hộ bị ở mức hại nặng ít nhất là 19,4% số hộ, hại ở mức trung bình là 60,5%, ở mức nhẹ là 14,6%, tỷ lệ số hộ không bị sâu đục quả gây hại là 5,5% ; Vùng vải xã Chiên Sơn bị sâu đục quả ở mức nặng là 22,0%, mức trung bình là 66,4%, nhẹ là 11,6% ; Ở xã Tuấn Đạo bị nặng nhất, với các mức hại nặng là 28,7%, hại trung bình tỉ lệ là 59,5%, mức nhẹ là 11,8%.

Bảng 4.4. Tình hình sâu hại vải ở giai đoạn hoa và quả ở các vùng nghiên cứu năm 2016

Chỉ tiêu

Xã Mức độ gây hại

Số cây bị sâu hại/tổng số hộ điều tra (%) Sâu đục quả Bọ xít Cẩm Đàn +++ 19,4 0 ++ 60,5 11,4 + 14,6 21,5 - 5,5 67,1 Chiên Sơn +++ 22,0 0 ++ 66,4 14,2 + 11,6 36,5 - 0 49,3 Tuấn Đạo +++ 28,7 2,3 ++ 59,5 42,5 + 11,8 39,5 - 0 15,7 Mức độ gây hại: Nặng: +++ Trung bình: + + Nhẹ: + Không bị: -

Với bọ xít gây hại cũng tương tự, ở xã Cẩm Đàn, xã Chiên Sơn không có hộ bị nhiễm ở mức nặng, số hộ nhiễm ở mức trung bình và nhẹ là thấp hơn ở xã Tuấn Đạo.

Ngoài ra, trên cây v ải còn bị một số bệnh hại, có ba loại bệnh gây hại chính đối với vải đó là: Bệnh sương mai, bệnh thán thư và bệnh xanh chàm quả. Tuy nhiên, tỷ lệ hại không đáng kể, không ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng quả vải.

Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy rằng, trình độ thâm canh, chăm sóc của các hộ trồng vải có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại vải. Cụ thể: ở xã Cẩm Đàn các hộ có trình độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt hơn nên tỉ lệ số hộ bị sâu bệnh gây hại ở mức nhẹ; ở Chiên Sơn và Cẩm Đàn kỹ thuật chăm sóc thấp hơn nên tỉ lệ số hộ bị các đối tượng sâu bệnh hại nặng hơn.

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA TỦ GỐC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY VẢI CÂY VẢI

Để sinh trưởng phát triểm cây vải yêu cầu nước đặc biệt trong thời kỳ đậu quả và sinh trưởng của quả. Với điều kiện vùng đồi núi dốc phương thức giữ ẩm phổ biến là tủ gốc giữ ẩm cho cây, Thực nghiệm với các vật liệu tủ khác nhau đối với sinh trưởng, phát triển...chúng tôi thu được kết quả sau:

4.4.1. Ảnh hưởng của các loại vật liệu tủ gốc đến sinh trưởng lộc cành Hè và lộc cành Thu cành Thu

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốcđến thời gian ra lộc Hè, lộc Thu (ngày)

Công thức Ngày ra lộc Ngày lộc ra rộ Ngày kết thúc ra lộc Thời gian ra lộc Lộc hè I (đ/c) 30/7 5/8 9/8 11 II 1/8 6/8 9/8 9 III 1/8 4/8 10/8 10 IV 1/8 5/8 11/8 11 Lộc thu I (đ/c) 6/9 12/9 25/9 20 II 5/9 12/9 25/9 21 III 6/9 11/9 26/9 21 IV 10/9 12/9 25/9 16

Thời điểm xuất hiện lộc hè và thời gian từ ra lộc đến kết thúc đợt lộc (lộc thành thục) có ý nghĩa cho việc tích luỹ đủ hay không đủ dinh dưỡng để tiến hành phân hoá hoa và ra hoa. Bảng 4.5 mô tả thời gian ra lộc hè ở các biện pháp tủ gốc.

Thời gian ra lộc hè ở các công thức dao động từ 9-11 ngày. Công thức đối chứng (CTI) có thời gia ra lộc hè là 11 ngày, công thức tủ bằng lá vải (CTII), thời gian ra lộc hè tập trung nhất là 9 ngày, công thức tủ gốc bằng rơm rạ (CTIII), thời gian ra lộc là 10 ngày, công thức tủ gốc bằng nilon đen (CTIV), thời gian ra lộc là 11 ngày. Như vậy, các biện pháp kỹ thuật tủ gốc khác nhau đã có ảnh hưởng tới thời gian ra lộc của cây vải. Thời gian từ ra lộc tới thành thục là khác nhau ở các công thức và dao động từ 9-11 ngày. Công thức đối chứng (CTI) và công thức tủ bằng nilon (CTIV) có thời gian từ ra lộc đến thành thục cao nhất là 11 ngày. Công thức

II, III có thời gian từ ra lộc đến thành thục ngắn hơn đối chứng và công thức tủ bằng nilon (CTIV) từ 2-3 ngày.

Thời điểm xuất hiện lộc Thu và thời gian từ ra lộc đến kết thúc đợt lộc (lộc thành thục) có ý nghĩa cho việc tích luỹ đủ hay không đủ dinh dưỡng để tiến hành phân hoá hoa và ra hoa. Bảng 4.5 mô tả thời gian ra lộc Thu ở các biện pháp tủ gốc.

Thời gian ra lộc Thu ở các công thức dao động từ 16-21 ngày. Công thức đối chứng (CTI) có thời gia ra lộc Thu là 20 ngày, công thức tủ bằng lá vải (CTII), thời gian ra lộc thu tập trung nhất là 21 ngày, công thức tủ gốc bằng rơm rạ (CTIII), thời gian ra lộc là 21 ngày, công thức công thức tủ bằng nilon đen (CTIV), thời gian ra lộc là 16 ngày. Như vậy, các biện pháp kỹ thuật tủ gốc khác nhau đã có ảnh hưởng tới thời gian ra lộc của cây vải. Thời gian từ ra lộc tới thành thục là khác nhau ở các công thức và dao động từ 16-21 ngày. Công thức đối chứng (CTI) có thời gian từ ra lộc đến thành thục là 20 ngày; công thức (CTII, CTIII) có thời gian từ ra lộc đến thành thục cao nhất là 21 ngày, Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 49)