Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cho cây vải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 31)

2.4.1. Nghiên cứu đất trồng cho cây vải

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, cây vải có thể trồng trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, độ phì nhiêu kén vải vẫn sinh trưởng và phát triển tốt vì vải có thể cộng sinh với một loại vi khuẩn rễ (Mycorthize) sống ở đất chua gọi là “khuẩn căn” có thể phấn giải dinh dưỡng khoáng trong đất để rễ hút nuôi cây.

Đánh giá về mức độ thích nghi của cây vải thiều đối với các loại đất được thể hiện ở bảng 2.4.

Trần Thế Tục và Ngô Bình (1997), cây vải có tính thích nghi cao với điều kiện đất đai có thể trồng vải trên nhiều loại đất. Đất bãi ven sông là loại đất phù sa tính có lý hóa thích hợp với vải, độ ẩm tốt, nên ở đây cây vải sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng cao, chất lượng tốt. Độ pH thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây vải là 5,5 - 6,5.

Bảng 2.4. Mức độ thích nghi của vải thiều đối với đất đai

Chỉ tiêu Mức độ thích nghi Rất thích hợp Thích hợp Ít thích hợp Không thích hợp N Loại đất P, FP, Fs FK, FV Fa,Fq Không có Độ dốc 0-8 8-15 15-25 >25 Độ dày tầng đất >100 70-100 50-70 <50 Độ phì đất N1 N2 N3 Không có

Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau Quả năm (2004) Ghi chú: N1: Rất thích hợp; N2: Thích hợp; N3: ít thích hợp; P: Đất phù sa; Pa: Đất đỏ vàng trên đá mac ma axít;

Fs: Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và biến chất; Fp: Đất nâu vàng trên phù sa cổ; Fq: Đất vàng trên đá cát; Fk: Đất nâu đỏ trên mac ma bazơ và trung tính; Fv: Đất nâu đỏ trên đá vôi.

Những nghiên cứu về sinh lý và dinh dưỡng của cây vải cho đến nay có thể nói là còn ít, nhiều vấn đề chưa được làm rõ ví dụ muốn có 100 kg quả thì cần bón bao nhiêu đạm, lân, kali,… tỷ lệ ra sao, bón vào thời kỳ nào,… chưa có công trình khoa học nào công bố đầy đủ. Chỉ thông qua việc phân tích thành phần dinh dưỡng trong quả, trong lá rồi từ đó suy luận ra. Qua phân tích quả và lá cho thấy cây vải cần nhiều kali, sau đó đến đạm và lân.Theo Trần Thế Tục và Ngô Bình (1997), ở lá cây cần nhiều N sau đó đến Mg và K. Tỷ lệ N:P2O5: K2O: CaO: MgO ở trong lá là 7,8: 1: 4,6: 2,3: 2,5 còn ở trong quả là 1,6: 1,9: 5,3: 1,3: 1 nhìn chung cây vải cần nhiều N và K.

2.4.2. Nghiên cứu dinh dưỡng và bón phân cho cây vải

Lượng phân bón cho vải được xác định tuỳ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, khả năng cho quả và hàm lượng dinh dưỡng trong đất của từng năm.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa dinh dưỡng cho đất trồng vải đã đưa ra khoảng tối thích về dinh dưỡng cho đất với cây vải trưởng thành, trong đó, ngoài các yếu tố về đa lượng, các nguyên tố vi lượng đặc biệt là Bo không những là yếu tố bắt buộc mà còn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn các nguyên tố khác.

Phạm Văn Côn (1992), nên chia thành 3 loại sinh trưởng của cây để bón: + Cây sinh trưởng khoẻ, ít quả: Bón ít phân hoặc giảm số lần bón;

+ Cây sinh trưởng trung bình: Bón lượng phân cân đối;

+ Cây sinh trưởng yếu: Tăng số lần bón, lượng bón ít cho mỗi lần.

Tỷ lệ các loại phân bón được coi là thích hợp với cây vải trong thời kỳ cho quả ở Trung Quốc là: N : P : K = 1 : 0,4 : 0,6 – 0,8; hoặc 1 : 0,4 : 1,6 – 1,8.

Đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và hút các yếu tố dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao năng suất, phẩm chất quả. Bón đủ đạm, cành quả phát triển nhiều, là cơ sở để nâng cao năng suất. Nhưng nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cành lá phát triển mạnh, ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa, gây nên rụng hoa, rụng quả, sản lượng thấp và phẩm chất kém, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh. Nếu thiếu đạm các đợt lộc phát sinh không đúng lúc, mọc yếu, lá cành bé, có màu vàng, rụng hoa và rụng quả nhiều.

Bảng 2.5. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ

TT Loại dinh dưỡng Khoảng tối thích

1 Đạm (%) 1,50 – 1,80 2 Lân (%) 0,14 – 0,22 3 Kali (%) 0,70 – 1,10 4 Canxi (%) 0,60 – 1,00 5 Magiê (%) 0,30 – 0,50 6 Sắt (ppm) 50 – 100 7 Mangan (ppm) 100 – 250 8 Kẽm (ppm) 15 – 30 9 Đồng (ppm) 10 – 25 10 Bo (ppm) 40 – 60 11 Natri (ppm) < 500 12 Clo (%) < 0,25

Nguồn: Menzel and Simpson (1989)

Lân thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, sự phát dục của quả, thúc đẩy ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút, tăng cường khả năng chống hạn, chống rét cho cây, nâng cao phẩm chất quả, hạn chế tác hại của bón thừa đạm.

Kali trong các mô thực vật tồn tại dưới dạng ion ngậm nước giúp cho cấu tạo các mô thêm cứng cáp. Việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây được thuận lợi. Kali làm tăng tính đề kháng của cây như chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng phẩm chất quả, tăng khả năng bảo vệ của vỏ quả, mẫu mã quả đẹp.

Kết quả xác định liều lượng và tỷ lệ phân bón cho vải chín sớm trên đất dốc thời kỳ đầu kinh doanh (đối với cây vải 5 tuổi) do Viện nghiên cứu rau quả thực hiện cho thấy: Năng suất quả của các công thức bón phân 0,18 – 0,35 kg N; 0,10 – 0,20 kg P và 0,4 – 0,6 kg K, dao động từ 14,8 – 18,7 kg quả/cây.

Vũ Công Hậu (1999), phun B 0,1% + urê 0,50% tăng cường được khả năng giữ quả, tăng hàm lượng đường tổng số, giảm tỷ lệ axít do đó nâng cao phẩm chất quả vải. Để tránh hiện tượng vải ra quả cách năm thì cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây qua 2 con đường (qua đất và qua lá) là rất quan trọng.

Trong các loại phân bón người ta rất coi trọng bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật, rác thải... trong phân hữu cơ, ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali, còn có các nguyên tố trung

lượng như canxi, magiê, các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, Bo, Mo. Đây là những nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết cho cây. Trong 1 tấn phân lợn, hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đương 20-25 kg Sunfat đạm, 20 kg Supe lân, 10 kg Sunfat kali. So với phân hoá học, phân hữu cơ thường phân giải chậm, thích hợp cho các thời kỳ sinh trưởng của vải. Mặt khác, phân hữu cơ còn góp phần cải thiện lý và hoá tính cho đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ và thoát nước cho đất (Vũ Công Hậu, 1999).

* Những nghiên cứu về phân bón qua lá

Ngoài khả năng hút dinh dưỡng từ đất qua rễ cây trồng còn có khả năng hút dinh dưỡng qua lá. Cây tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15- 20 lần diện tích đất ở tán cây che phủ. Chất dinh dưỡng được bón qua lá chỉ có thể vào mô lá qua các lỗ khí khổng. Như vậy bón phân qua lá vào thời điểm khí khổng mở rộng hoàn toàn thì hiệu quả đạt cao nhất.

Phân bón lá có thể gồm các chất dinh dưỡng chính như đạm, lân, và các chất vi lượng như Fe, Zn, Cu, Bo, Mn, Mg...và cả các chất kích thích tố. Sử dụng phân bón lá, nếu áp dụng đúng phương pháp, có thể thu được lợi nhuận kinh tế cao vì hiệu quả của sự hấp thụ phân bón lá cao đến 80% so với 20 -50% phân bón được hấp thụ ở rễ.

Mặt khác, bón phân qua lá giúp cho cây trồng trong những điều kiện hạn hán hoặc ngập lụt, thời kỳ khủng hoảng của cây trồng, cây suy kiệt, là con đường nhanh nhất giúp cho cây nhanh chóng hồi phục. Phun phân bón lá không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà nó còn có tác dụng làm tăng chất lượng nông sản.

Đối với cây vải khi hoa tàn là lúc cây huy động rất nhiều chất dinh dưỡng, sau khi hoa tàn lúc này cây đang khủng hoảng về dinh dưỡng vì vậy việc bổ sung kịp thời dinh dưỡng là việc làm cần thiết. Vào thời điểm này bộ rễ hoạt động kém vì bị ức chế do hoa nở rộ đất thiếu nước vì thế khi bón phân rễ chưa có điều kiện hấp thu ngay được việc phun dinh dưỡng lên lá lúc này là nhằm bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây để giảm bớt rụng quả sinh lý.

Theo kết luận của Phạm Văn Côn (2004), khi sử dụng chế phẩm phân bón lá VACVINA-KB1 cho cây vải đã làm tăng khả năng tích lũy các nguyên tố dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh, nhưng không gây độc hại cho cây. hệ số hấp phụ sinh học cao hơn và làm tăng năng suất tới 13%. Quả tròn, màu đỏ, vị thơm ngon và đặc biệt là cùi vải dày hơn, trong hơn.

2.4.3. Những nghiên cứu về tạo hình cắt tỉa, tác động của cơ giới và thúc đẩy ra hoa của vải hoa của vải

Phạm Văn Côn (1992), đốn, cắt tỉa tạo hình có thể coi như là các kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây vải nói riêng. Muốn biết cắt tỉa vào lúc nào, những cành nào nên cắt bỏ thì phải có những nghiên cứu cụ thể, dựa trên các nguyên lý chung sau đây:

-Sự phát triển của các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất có sự cân bằng theo tỷ lệ nhất định đối với từng loại cây trồng. Nếu phá vỡ sự cân bằng này cây sẽ tự thiết lập lại một cân bằng mới, dựa vào đặc điểm này ta có thể thay lộc, cành mới hay phục tráng lại bộ rễ.

-Những cành ở trên mặt tán có hiện tượng ưu thế ngọn, kìm hãm sự phát triển của các cành phía dưới. Phá vỡ hiện tượng ưu thế ngọn sẽ tạo điều kiện cho các cành phía dưới phát triển.

-Theo lý luận về giai đoạn phá t dục của các vị trí cành trên cây, sự phát dục giảm dần từ cành ngọn xuống cành phía dưới. Vì vậy, cần tạo cho cây có bộ tán phân bố đều. Mặt khác, thông qua cắt tỉa sẽ làm tăng khả năng ra hoa đậu quả của cây.

Ảnh hưởng của gió bão cũng là một trong những yếu tố cần chú ý đối với một số giống vải khi đốn, tỉa. Việc đốn tỉa cho các cây còn trẻ sẽ tạo cho chúng một cấu trúc khoẻ mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của gió, bão và làm tăng diện tích mang quả. Với những giống có cành dài như: Fay Zee Siu, Tai So... cành rất dễ bị chẻ ra khi gặp gió. Với những giống phân cành ngắn và dày như: Wai Chi, No Wai Chi gặp gió bão có thể bị bẻ gãy ở phần sát mặt đất. Cần quan tâm chăm sóc cho cây thường xuyên trong suốt 4 năm đầu tiên, tỉa bỏ những cành yếu và những cành có phần vỏ sát vào nhau.

Cắt tỉa cành ngoài việc tạo cho tán cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, thuận lợi chăm sóc còn nhằm mục đích điều hoà sự sinh trưởng ra hoa và kết quả của cây. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, tác dụng rõ rệt của việc khoanh vỏ và cắt tỉa cành đến việc hạn chế lộc Đông và tăng năng suất của cây vải. Theo Phạm Văn Côn (2004), ở cây vải thì có 3 lần cắt tỉa, tạo cành, đó là tạo cành cấp 1, tạo cành cấp 2 và tạo cành cấp 3, cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau, các cành này không được giao nhau và phân bố ở các hướng khác nhau để cây quang hợp được tốt.

Ở nước ta, vải là một loại quả đặc sản có giá trị kinh tế cao được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả, đến nay diện tích trồng vải của cả nước đạt 102.300 ha, sản lượng thu hoạch khoảng trên 300.000 ngàn tấn (chiếm 13,69% về diện tích và 16,32% về sản lượng cây ăn quả). Tuy nhiên, do cơ cấu giống vải còn nghèo nàn, chưa hợp lý, phần lớn diện tích trồng chủ yếu bằng giống vải thiều Thanh Hà, chiếm trên 95% là giống chính vụ có thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 20 - 25 ngày), chín tập trung vào tháng 6 hàng năm nên gây trở ngại lớn cho việc thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.

Một trong những biện pháp nhằm kéo dài thời gian thu hoạch vải, nhằm giảm thiệt hại cho người nông dân là trồng rải vụ với các giống có thời gian thu hoạch khác nhau, đặc biệt là ưu tiên các giống vải chín sớm. Theo định hướng của Bộ NN – PTNT, trong thời gian tới cơ cấu giống vải ở nước ta sẽ là: Khoảng 70-75% các giống chính vụ, 10 –15% các giống chín sớm, còn lại là các giống chín muộn. Để đáp ứng được yêu cầu này, trong nhiều năm qua Viện Nghiên cứu Rau quả đã tập trung nghiên cứu, chọn tạo được một số giống vải chín sớm và chín muộn triển vọng như các giống Hùng Long, Bình Khê, Yên Hưng, Yên Phú... được nông dân chấp nhận, được Bộ NN & PTNT công nhận là giống quốc gia hoặc giống tạm thời và cho phép đưa vào sản xuất đại trà bước đầu cho kết quả rất tốt, đặc biệt là các giống vải chín sớm.

2.4.4. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại

Có đến hơn 58 loài sâu hại đã gây thiệt hại cho cây vải. Các loài sâu hại chính là: Bọ xít hại vải (Tessaratoma papillosa), sâu đục cuống quả (Conopomorha sinensis), xén tóc hại vải (Aristobia testudo), ruồi (Dasineura sp), nhện lông nhung

Eriophyes lichi là những loài nguy hiểm nhất đối với cây vải ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Sâu đục quả (Cryptophlebia ombrodelta) là sâu hại vải nguy hiểm nhất ở Australia. Những quy trình đã thật sự được kiểm soát đối với hầu hết các loài sâu hại ở các nước khác nhau. Có khoảng 25 loài thiên địch sống ký sinh trên trứng của các loài sâu hại vải. Chẳng hạn như: Anastatus ssp quản lý đối với rệp, giun tròn

Steinemema calpocapsea đối với xén tóc và loài ăn thịt Agistemus exsetus đã được sử dụng thành công.

Có những bệnh không gây hại nghiêm trọng cho cây vải. Tuy nhiên, hiện tượng cây vải chết đột ngột được quan sát thấy ở Australia, Trung Quốc, Việt Nam, đã đưa ra nhận xét bước đầu đối với hiện tượng tự nhiên cây bị héo là do trong đất bị chua kết hợp với nấm Fusarium solani, Phytophrthora sp và Phythium sp. Cây

vải trồng sâu ở vị trí thoát nước kém và dinh dưỡng không đầy đủ thì rất dễ bị bệnh (Phạm Thị Sản, 2003). Một số loại bệnh có ảnh hưởng đến cây vải ở giai đoạn sau thu hoạch. Chúng phát triển cùng với sự phát triển của quả, ngay từ đầu cho đến sau thu hoạch. Một vài loài nấm đã liên kết với triệu chứng bệnh để gây ảnh hưởng đến kích thước quả hoặc bám xung quanh thân, cành,... của cây cho đến lúc thu hoạch. Bệnh loét (Col erolrichwnl oeosporioides) là nguyên nhân chính làm mất sản lượng vải ở Trung Quốc, Australia, Đài Loan, Thái Lan...

2.4.5. Nghiên cứu về thu hoạch và bảo quản tươi đối với vải

Màu sắc quả là một biểu hiện rất quan trọng đối với quả chín.Trong thời gian chín, vỏ quả phải trải qua sự thay đổi của màu sắc từ xanh đến xanh vàng rồi đến màu đỏ sáng sau 7 -10 ngày. Khi màu sắc vỏ quả thay đổi từ đỏ sáng đến đỏ sẫm, tức là quả đã quá chín, nó sẽ làm giảm khả năng cất giữ cũng như hàm lượng đường trong quả. Để thu hoạch quả đúng lúc, nó được người ta khuyến cáo, nên thu hoạch khi vỏ quả đã chín được 80% đỏ hoàn toàn. Ở giai đoạn chín này, quả sẽ có chất lượng tốt nhất. Ở Việt Nam, việc thu hoạch vải được thực hiện hoàn toàn bằng tay,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 31)