PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cho cây vải
2.4.2. Nghiên cứu dinh dưỡng và bón phân cho cây vải
Lượng phân bón cho vải được xác định tuỳ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, khả năng cho quả và hàm lượng dinh dưỡng trong đất của từng năm.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa dinh dưỡng cho đất trồng vải đã đưa ra khoảng tối thích về dinh dưỡng cho đất với cây vải trưởng thành, trong đó, ngồi các yếu tố về đa lượng, các nguyên tố vi lượng đặc biệt là Bo không những là yếu tố bắt buộc mà còn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn các nguyên tố khác.
Phạm Văn Côn (1992), nên chia thành 3 loại sinh trưởng của cây để bón: + Cây sinh trưởng khoẻ, ít quả: Bón ít phân hoặc giảm số lần bón;
+ Cây sinh trưởng trung bình: Bón lượng phân cân đối;
+ Cây sinh trưởng yếu: Tăng số lần bón, lượng bón ít cho mỗi lần.
Tỷ lệ các loại phân bón được coi là thích hợp với cây vải trong thời kỳ cho quả ở Trung Quốc là: N : P : K = 1 : 0,4 : 0,6 – 0,8; hoặc 1 : 0,4 : 1,6 – 1,8.
Đạm là yếu tố cơ bản của q trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và hút các yếu tố dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao năng suất, phẩm chất quả. Bón đủ đạm, cành quả phát triển nhiều, là cơ sở để nâng cao năng suất. Nhưng nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cành lá phát triển mạnh, ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa, gây nên rụng hoa, rụng quả, sản lượng thấp và phẩm chất kém, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh. Nếu thiếu đạm các đợt lộc phát sinh không đúng lúc, mọc yếu, lá cành bé, có màu vàng, rụng hoa và rụng quả nhiều.
Bảng 2.5. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ
TT Loại dinh dưỡng Khoảng tối thích
1 Đạm (%) 1,50 – 1,80 2 Lân (%) 0,14 – 0,22 3 Kali (%) 0,70 – 1,10 4 Canxi (%) 0,60 – 1,00 5 Magiê (%) 0,30 – 0,50 6 Sắt (ppm) 50 – 100 7 Mangan (ppm) 100 – 250 8 Kẽm (ppm) 15 – 30 9 Đồng (ppm) 10 – 25 10 Bo (ppm) 40 – 60 11 Natri (ppm) < 500 12 Clo (%) < 0,25
Nguồn: Menzel and Simpson (1989)
Lân thúc đẩy q trình phân hóa mầm hoa, sự phát dục của quả, thúc đẩy ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút, tăng cường khả năng chống hạn, chống rét cho cây, nâng cao phẩm chất quả, hạn chế tác hại của bón thừa đạm.
Kali trong các mô thực vật tồn tại dưới dạng ion ngậm nước giúp cho cấu tạo các mô thêm cứng cáp. Việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây được thuận lợi. Kali làm tăng tính đề kháng của cây như chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng phẩm chất quả, tăng khả năng bảo vệ của vỏ quả, mẫu mã quả đẹp.
Kết quả xác định liều lượng và tỷ lệ phân bón cho vải chín sớm trên đất dốc thời kỳ đầu kinh doanh (đối với cây vải 5 tuổi) do Viện nghiên cứu rau quả thực hiện cho thấy: Năng suất quả của các cơng thức bón phân 0,18 – 0,35 kg N; 0,10 – 0,20 kg P và 0,4 – 0,6 kg K, dao động từ 14,8 – 18,7 kg quả/cây.
Vũ Công Hậu (1999), phun B 0,1% + urê 0,50% tăng cường được khả năng giữ quả, tăng hàm lượng đường tổng số, giảm tỷ lệ axít do đó nâng cao phẩm chất quả vải. Để tránh hiện tượng vải ra quả cách năm thì cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây qua 2 con đường (qua đất và qua lá) là rất quan trọng.
Trong các loại phân bón người ta rất coi trọng bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật, rác thải... trong phân hữu cơ, ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali, còn có các nguyên tố trung
lượng như canxi, magiê, các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, Bo, Mo. Đây là những nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết cho cây. Trong 1 tấn phân lợn, hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đương 20-25 kg Sunfat đạm, 20 kg Supe lân, 10 kg Sunfat kali. So với phân hoá học, phân hữu cơ thường phân giải chậm, thích hợp cho các thời kỳ sinh trưởng của vải. Mặt khác, phân hữu cơ cịn góp phần cải thiện lý và hố tính cho đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ và thốt nước cho đất (Vũ Cơng Hậu, 1999).
* Những nghiên cứu về phân bón qua lá
Ngồi khả năng hút dinh dưỡng từ đất qua rễ cây trồng cịn có khả năng hút dinh dưỡng qua lá. Cây tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15- 20 lần diện tích đất ở tán cây che phủ. Chất dinh dưỡng được bón qua lá chỉ có thể vào mơ lá qua các lỗ khí khổng. Như vậy bón phân qua lá vào thời điểm khí khổng mở rộng hồn tồn thì hiệu quả đạt cao nhất.
Phân bón lá có thể gồm các chất dinh dưỡng chính như đạm, lân, và các chất vi lượng như Fe, Zn, Cu, Bo, Mn, Mg...và cả các chất kích thích tố. Sử dụng phân bón lá, nếu áp dụng đúng phương pháp, có thể thu được lợi nhuận kinh tế cao vì hiệu quả của sự hấp thụ phân bón lá cao đến 80% so với 20 -50% phân bón được hấp thụ ở rễ.
Mặt khác, bón phân qua lá giúp cho cây trồng trong những điều kiện hạn hán hoặc ngập lụt, thời kỳ khủng hoảng của cây trồng, cây suy kiệt, là con đường nhanh nhất giúp cho cây nhanh chóng hồi phục. Phun phân bón lá khơng chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà nó cịn có tác dụng làm tăng chất lượng nơng sản.
Đối với cây vải khi hoa tàn là lúc cây huy động rất nhiều chất dinh dưỡng, sau khi hoa tàn lúc này cây đang khủng hoảng về dinh dưỡng vì vậy việc bổ sung kịp thời dinh dưỡng là việc làm cần thiết. Vào thời điểm này bộ rễ hoạt động kém vì bị ức chế do hoa nở rộ đất thiếu nước vì thế khi bón phân rễ chưa có điều kiện hấp thu ngay được việc phun dinh dưỡng lên lá lúc này là nhằm bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây để giảm bớt rụng quả sinh lý.
Theo kết luận của Phạm Văn Côn (2004), khi sử dụng chế phẩm phân bón lá VACVINA-KB1 cho cây vải đã làm tăng khả năng tích lũy các nguyên tố dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh, nhưng không gây độc hại cho cây. hệ số hấp phụ sinh học cao hơn và làm tăng năng suất tới 13%. Quả tròn, màu đỏ, vị thơm ngon và đặc biệt là cùi vải dày hơn, trong hơn.