Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống vả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 39)

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc, đến sự ra hoa đậu quả và năng suất quả giống vải thiều.

Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi cây là một lần nhắc lại.

CT1 : Công thức đối chứng, không tủ gốc; CT2 : Tủ gốc bằng lá vải; CT3 : Tủ gốc bằng rơm rạ; CT4 : Tủ gốc bằng nilon đen. * Sơ đồ thí nghiệm: CT1 CT2 CT3 CT4 CT3 CT4 CT1 CT2 CT2 CT3 CT4 CT1

* Chăm sóc thí nghiệm: Tủ gốc tiến hành sau khi bón phân cơ bản sau thu hoạch hoặc trước khi ra hoa (tháng 12, 1), độ dày tủ gốc một lớp phủ rơm ra, lá vải dày 20cm, phủ rộng theo kích thước tủ bằng nilon đen phủ rộng theo kích thước đường kính tán.

Độ ẩm: Theo dõi 2 tháng một lần.

Chăm sóc và bón phân theo quy trình hướng dẫn của Trạm khuyến nông, khuyến lâm (KNKL) huyện Sơn Động.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa lá đến khả năng đậu quả và năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống vải thiều.

Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức và 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi cây là một lần nhắc lại.

CT1 : Công thức đối chứng, không tỉa lá CT2 : Để lại 5 lá/cành

CT3 : Để lại 7 lá/cành CT4 : Để lại 10 lá/cành * Sơ đồ thí nghiệm:

CT2 CT3 CT4 CT1

CT3 CT4 CT1 CT2

CT4 CT1 CT2 CT3

* Chăm sóc thí nghiệm: Tiến hành tỉa lá kép trên các cành mang hoa sau khi chùm hoa đã xuất hiện để lại các lá tính từ đỉnh cành trên 1 cây tỉa lá ở 4 cành 4 phía khác nhau.

Chăm sóc và bón phân theo quy trình hướng dẫn của Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Sơn Động.

Sau thu hoạch tính năng suất thực thu của từng công thức cho hiệu quả tốt nhất.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả và năng suất quả giống vải thiều.

Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức và 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi cây là một lần nhắc lại.

CT1 : Công thức đối chứng, phun nước lã; CT2 : Phun Botrac;

CT3 : Phun Rong biển; CT4 : Phun Growmore. * Sơ đồ thí nghiệm:

CT4 CT1 CT2 CT3

CT3 CT4 CT1 CT2

CT2 CT3 CT4 CT1

* Chăm sóc thí nghiệm: Tiến hành phân chế phẩm lên toàn bộ tán với 3 lần phun như sau:

- Phun trước khi cây nở hoa - Phun khi hoa tàn

- Phun sau khi hình thành quả

Nồng độ chế phẩm phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chăm sóc và bón phân theo quy trình hướng dẫn của Trạm KNKL huyện Sơn Động.

3.6. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI

a. Các chỉ tiêu điều tra hiện trang sản xuất:

- Các chỉ tiêu điều tra về khí hậu: + Vị trí địa lý, địa hình;

+ Số liệu về khí hậu trung bình năm 2016 (Thông qua Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang năm 2016).

- Các chỉ tiêu điều tra về đất đai: Số liệu hiện trạng sử dụng đất thông qua Phòng tài nguyện và môi trường huyện.

- Điều kiện kinh tế, xã hội của hyện gồm: Số liệu dân số và lao động, cơ sở hạ tầng, điều kiện trồng trọt và các thông tin khác có liên quan khác thông qua phòng Thống kê, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Sơn Động.

- Các chỉ tiêu điều tra về hiện trạng sản xuất:

+ Điều tra về tình hình sản xuất, biện pháp kỹ thuật trồng trọt, đánh gia một số chỉ tiêu về canh tác để phát hiện yếu tố hạn chế năng suất, chất lượng và tình hình tiêu thụ cuả vải thiều ở các vùng nghiên cứu thông qua phỏng vấn nông dân theo phiếu điều tra.

+ Điều tra 3 xã có diện tích trồng vải lớn: xã Cẩm Đàn, xã Chiên Sơn, xã Tuấn Đạo.

+ Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu (3 xã x 20 hộ/xã = 60 hộ).

b. Chỉ tiêu về sinh trưởng

1.Chiều cao cây (m): đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng 2. Đường kính tán (m)

3. Đường kính gốc (cm)

4. Thời gian xuất hiện đợt lộc mới: Theo dõi thời gian bắt đầu ra lộc (10%). Ra rộ (70%). Kết thúc (90%)

5. Chiều dài, đường kính cành lộc (cm):Tiến hành đo mỗi công thúc 30 lộc đại diện về chiiêù dài lộc, số lá/lộc.

c. Các chỉ tiêu về ra hoa đậu quả

1. Thời gian ra nụ hoa: Ngày xuất hiện tua rua, ngày xuất hiện trứng ếch. 2. Thời gian nở hoa: Ngày bắt đầu nở hoa (10% số cây); Ngày nở hoa rộ (70%); ngày kết thúc nở hoa (hoa tàn/hoa tắt) 100% cây hoa tàn.

3. Chiều dài, đường kính chùm hoa (cm): Đo 1 lần trước khi hoa nở, mỗi công thức đếm 3 chùm.

4. Số nhánh hoa cấp 1/chùm hoa (nhánh): Đo 1 lần trước khi hoa nở, mỗi công thức đếm 3 chùm.

5. Số chùm hoa /cây: Đếm 1 lần trước khi hoa nở. Đếm ¼ tán cây để tính tổng số chum trên cây. Mỗi công thức đếm 3 cây

6. Số hoa trên chùm: Chọn 4 chùm 4 phía, đánh dấu và đếm khi hoa nở rộ (đếm cả nụ chưa nở và được tính là 1 hoa). Mỗi công thức đếm 3 chùm.

7. Động thái đậu quả : Trên 1 cây chọn 4 cành, đánh dấu để theo dõi số quả trên cành hoa. Bắt đầu theo dõi khi hoa tàn và sau đó 10 ngày theo dõi 1 lần.Thời điểm hoa mở cánh rộ trong ngày (giờ)

8. Chiều cao và đường kính quả (cm): Đo 10 quả/cây, một công thức 30 quả. 9. Khối lượng 1 quả (g/quả): Cân 10 quả/cây, một công thức 30 quả.

10. Năng suất cá thể (kg/cây).

11. Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = năng suất cá thể x mật độ cây 1ha.

12. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại chính: Tiến hành theo dõi và đánh giá mức độ bị hại theo mức: ít: <5% cây bị hại; trung bình: 5-10%; nhiều: > 10-15%, nặng >15%.

13. Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng quả: Độ Brix, hàm lượng đường, vitaminC, chất khô…

d. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

1. Phân tích đánh giá độ ẩm đất (Đối với TN1): Độ ẩm trước khi tủ gốc, lấy số liệu ở trung tâm khí tượng để thực hiện các công thức.

2. Tính hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm: Hiệu quả kinh tế = tổng thu – tổng chi phí

e. Xử lý số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện đất đai 4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện đất đai

* Vị trí địa lý

Sơn Động là huyện vùng cao nằm cách trung tâm tỉnh (thành phố Bắc Giang) khoảng 80 km về phía Đông Bắc có tổng diện tích tự nhiên là 86.017,61 cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn;

+ Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh; + Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh;

+ Phía Tây giáp 2 huyện Lục Nam và Lục Ngạn.

Huyện có 21 xã, 2 thị trấn và 1 trường bắn với nhiều thôn xóm và điểm dân cư nằm rải rác ở nhiều khu vực, huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua, tuy là huyện vùng cao nhưng Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Sơn Động là một huyện có cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Trình độ sản xuất, trình độ nghề nghiệp của nông dân chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, nhất là các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4.1.2. Điều kiện khí hậu

Huyện Sơn Động nằm cách bờ biển Quảng Ninh không xa, nhưng do án ngữ bởi dãy núi Yên Tử ở phía Đông nên Sơn Động có đặc điểm khí hậu lục địa miền núi. Hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân và mùa Thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa Hạ nóng và mùa Đông lạnh. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa:

- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là 32,9°C, mưa nhiều, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7 và tháng 8 (trung bình tháng 8 là

304 mm).

- Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc, nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng là 11,6°C. Mùa này lượng mưa ít, chiếm 15% của cả năm (tháng 1 lượng mưa trung bình chỉ đạt 15,2 mm), khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, nhiệt độ xuống thấp do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng, vật nuôi.

Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau: - Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,1°C;

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là: 32,9°C; - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là: 11,6°C; - Nhiệt độ thấp tuyệt đối: - 2,8°C.

Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao: Từ 6,4°C đến 9,9°C.

Tổng tích ôn tương đối cao thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, trong năm có thời gian nhiệt độ xuống thấp thích hợp cho phát triển của một số cây ăn quả.

Lượng mưa bình quân hàng năm 1.315,1 mm nhưng phân bố không đồng đều. Huyện thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128 ngày, trong đó ngày có lượng mưa lớn nhất thuộc mùa mưa, đạt 310,6 mm. Lượng bốc hơi: trung bình hàng năm là 961,2 mm, tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 5 (112,3 mm) và thấp nhất vào tháng 2 (61,8 mm).

Nắng: Sơn Động nằm trong khu vực có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.171 giờ, bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 3,2 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 (164giờ), cho phép nhiều loại cây trồng phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.

Độ ẩm không khí: Trung bình cả năm là 83,7%, các tháng có độ ẩm cao thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 1 (88%), thấp nhất vào tháng 12 (78%) và tháng 2 (77%).

Chế độ gió, bão: Huyện nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, với 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 1,1 m/s. Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên huyện

ít chịu ảnh hưởng của bão.

Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu nông nghiệp của huyện Sơn Động (Số liệu trung bình năm 2016)

Tháng Nhiệt độ TB ngày (0C) Số giờ nắng (giờ/tháng) Lượng mưa (mm/tháng) Lượng bốc hơi (mm/tháng) Độ ẩm không khí (RH%) 1 16,0 39 188,3 77,5 88 2 15,1 85 3,2 61,8 77 3 15,9 26 47,3 69,6 86 4 25,5 97 175,2 69,7 86 5 25,5 97 96,9 112,3 86 6 27,9 161 140,9 84,7 80 7 29,1 164 165,2 81,9 85 8 28,1 136 300 76,9 87 9 27,5 140 148,2 65,6 87 10 25,8 85,0 27,5 91,5 82 11 21,3 115 22,4 63,0 82 12 19,6 26 0 80,7 78 Trung bình 23,1 97,6 109,6 80,1 83,7 Cả năm 1.171 1.315,1 961,2

Nguồn:Trung tâm khí tượng- thuỷ văn tỉnh Bắc Giang (2016)

* Thủy văn và tài nguyên nước

Chế độ thủy văn các sông ở huyện Sơn Động phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó cùng với điều kiện diễn biến lượng mưa hàng tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các sông cũng thay đổi theo. Sơn Động là thượng nguồn của sông Lục Nam. Trên địa bàn huyện có 3 nhánh sông chính gặp nhau ở Cẩm Đàn:

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thạch Sơn và Phúc Thắng, chảy theo hướng Bắc - Nam, dài 21 km, qua Yên Định và đổ về sông chính ở Cẩm Đàn.

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thanh Sơn, Thanh Luận, chảy qua xã Tuấn Đạo, dài 11 km.

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ Hữu Sản, An Lạc nơi có khu vực rừng nhiệt đới tự nhiên Khe Rỗ, đây là nguồn sinh thủy lớn nhất của sông Lục Nam. Nhánh chính chảy trong địa phận Sơn Động dài khoảng 40 km, từ Khe Rỗ sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đến Lệ Viễn sông đổi theo hướng Đông - Tây về Cẩm Đàn gặp các nhánh sông Thanh Luận, sông Cẩm Đàn rồi sang đất Lục Ngạn.

nguồn nên lòng sông, suối hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước hạn chế, đặc biệt là về mùa khô.

* Chất đất của huyện

Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt trên đá… Xen giữa diện tích đồi núi là diện tích đất thung lũng phù hợp với sản xuất cây hàng năm, cây lâu năm. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động 2016).

Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Sơn Động (2016)

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững; mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từng bước phát triển chăn nuôi kết hợp với trồng trọt theo định hướng nền nông nghiệp hữu cơ.

* Về trồng trọt: Ngay từ đầu năm UBND huyện đã tiến hành chỉ đạo các cơ

quan chuyên môn tập chung cung ứng giống, làm tốt dự báo tình hình sâu bệnh có hại cho cây trồng và chuẩn bị nước tưới phục vụ sản xuất kết quả đã đạt được:

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là: 8.257,5 ha, đạt 100,1%kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt: 28.139 tấn, đạt 100,5% kế hoạch. Tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện là 1.760,7 ha, trong đó diện tích cây vải thiều là 1.436 ha, đạt 100% kế hoạch; sản lượng đạt 5.657,8 tấn, tăng 14,3 tấn. Tổng doanh thu từ vải thiều ước đạt trên 56 tỷ đồng.

Cây chè tổng diện tích là 27,6 ha trong đó diện tích cho thu hoạch là 22,6ha; năng xuất đạt 23 tạ/ha sản lượng chè ước đạt 63,5 tấn, tăng 11,5 tấn so với cùng kỳ.

* Về chăn nuôi: Chăn nuôi gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng, trong

khi giá bán các sản phẩm chăn nuôi thấp. Tổng đàn trâu 10.018 con, đạt 100,2%; đàn bò 2.587 con, đạt 117,16%; đàn lợn 73.445 con, đạt 96,5%; đàn gia cầm các loại: 655.000 con, đạt 97,5%; đàn dê là 1.747 con, đàn thỏ 3.200 con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 9.303 tấn, đạt 101%. Giá trị ước đạt 471,258 tỷ đồng.

* Về sản xuất thủy sản: Diện tích duy trì ổn định 155,4 ha, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 220,5 tấn, đạt 100%, trong đó sản lượng nuôi trồng 158,5 tấn, đánh bắt là 62 tấn.

* Về sản xuất lâm nghiệp: Huyện đã tổ chức khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích là 15.616 ha. kinh phí ngân sách hỗ trợ đầu tư từ trương trình 30a và 147 là 2,896 tỷ đồng; Tổ chức cho 1.350 hộ dân trồng rừng với tổng diện tích là 2.132/2.008ha, đạt 106,2% , kinh phí thực hiện là 8,831 tỷ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 333,88 tỷ đồng.

4.2.1. Thuận lợi

Huyện Sơn Động có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, liền kề vùng kinh tế Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 39)