Nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây vải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 26 - 31)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây vải

2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng sinh dưỡng

2.3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của cây theo độ tuổi

Cây vải nhân giống bằng phương pháp chiết hay ghép từ khi trồng đến 3 năm tuổi chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng. Thời kỳ này bộ khung tán phát triển mạnh, một năm có thể ra 3-4 đợt lộc . Theo Phạm Văn Côn (1992), cây vải từ 4- 7 năm tuổi, sinh trưởng vẫn mang tính chủ đạo, cành chính vẫn hình thành và phát triển mạnh dẫn đến tiêu hao nhiều dinh dưỡng. Nên chất dinh dưỡng dự trữ khơng nhiều, từ đó rất khó hình thành mầm hoa, tỷ lệ hoa cái thấp, thường chỉ chiếm 20% trở xuống.

Đối với cây 7 – 20 năm tuổi, bộ khung tán đã cơ bản ổn định, sinh trưởng vẫn khỏe nhưng không quá mạnh. Thời kỳ này, quá trình sinh thực chiếm ưu thế, lượng hoa quả nhiều.

Những cây trên 20 năm tuổi, lượng quả và sinh trưởng bắt đầu giảm, số cành phát sinh ít, yếu, rễ mới ít, bộ rễ suy yếu, cây già cỗi nhanh, vì vậy thời kỳ này cần chú ý biện pháp chăm sóc và cải tạo hợp lý (bổ sung dinh dưỡng đốn phớt, đốn trẻ lại..., phòng trừ sâu bệnh kịp thời).

2.3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng thân cành vải

Số lần ra lộc của cây vải trong một năm phụ thuộc vào giống, tuổi cây, thế sinh trưởng của cây, điều kiện ngoại cảnh...Thường một năm, cây vải to chưa ra quả, có thể ra lộc 5 – 6 đợt. Cây vải mới cho quả 1 – 2 năm đầu một năm chỉ ra 2 -3 đợt lộc sau khi thu hoạch. Những cây đã trưởng thành sinh trưởng khỏe mạnh cho 2 đợt lộc, ít khi 3 đợt. Trên cùng một giống, cùng thế sinh trưởng như nhau, cây chăm sóc tưới nước, bón phân đầy đủ hơn có thể ra lộc sớm hơn, cho nhiều đợt lộc hơn.

Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng ra lộc thu của cây vải. Nhiệt độ bình qn năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây

vải từ 21 - 260C thì có phản ứng tốt. Giống chín sớm là ở 40C, giống chín muộn là ở 00C thì ngừng sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 - 100C thì khơi phục sinh trưởng, nhiệt độ từ 10 - 120C cây sinh trưởng chậm, nhiệt độ trên 210C cây sinh trưởng tốt, ở nhiệt độ 23 - 260C là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất.

- Lộc xuân: Thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 3. Trong thời điểm này nếu lộc xuân ra nhiều sẽ ảnh hưởng tới quá trình ra hoa, số lượng cành hoa sẽ ít đi và chất lượng hoa kém, thậm chí cịn làm cho quả rụng nhiều do có sự cạnh tranh về dinh dưỡng giữa lộc và hoa.

- Lộc hè: Thường xuất hiện từ tháng 5 đến cuối tháng 7. Cây non hoặc cây vải tơ có thể ra từ 1 – 2 đợt lộc. Những cây vải trưởng thành nếu khơng ra hoa thì sau khi ra lộc xuân rất ít khi ra lộc hè. Những cây đang mang quả, lộc hè được xuất hiện sau khi thu hoạch.

- Lộc thu: Thông thường đợt lộc thu ra từ tháng 8 đến tháng 10, cũng có khi ra sớm hơn từ cuối tháng 7. Đợt lộc này rất quan trọng đối với năng suất của vải vụ tới. Nếu đợt lộc thu ra sớm vào tháng 7 được chăm sóc tốt, có thể ra tiếp thêm một đợt lộc nữa trong tháng 9. Đối với cây vải kinh doanh, thời điểm phát sinh lộc thu đúng lúc sẽ hình thành cành mẹ chất lượng tốt, thuận lợi cho việc ra hoa và đậu quả ở thời kỳ sau.

- Lộc đông: Lộc non phát sinh từ tháng 11 là lộc đông. Lộc đông vừa tiêu hao nhiều dinh dưỡng, lại vừa ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa. Đối với cây vải chín chính vụ và muộn, lộc đơng ra sớm vào đầu tháng 10 nếu được chăm sóc tốt gặp điều kiện thời tiết ấm vẫn có thể ra hoa kết quả tốt.

* Tiêu chuẩn cành mẹ tốt

Đối với cây vải trong thời kỳ kinh doanh sau khi thu hoạch, việc chăm sóc cây đặc biệt là tạo ra các cành mẹ tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa, đậu quả, năng suất chất lượng vải năm sau. Chăm sóc lúc này là thúc đẩy cành lá sinh trưởng và phát triển tốt bằng cách nâng cao hiệu suất quang hợp, tích lũy nhiều đường bột thúc đẩy phân hóa mầm hoa, tăng khả năng đậu quả, đảm bảo cho năng suất thu hoạch cao ổn định và chất lượng tốt.

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ và cành lá vải. Khi nhiệt độ đất từ 10 - 200C, rễ hoạt động mạnh, từ 23 - 260C, rễ hoạt động thích hợp nhất. Cành lá vải họat động mạnh từ 24 - 320C. Nhiệt độ quá cáo hoặc quá thấp đều khơng có lợi cho mầm cành.

Trần Thế Tục và Ngơ Bình (1997). Cành mẹ tốt phải có những điều kiện sau: + Độ lớn cành: đối với các giống vải chín sớm, cành phải sung sức đường kính ở đoạn giữa cành > 4,5mm, giống chính vụ và giống chín muộn, đường kính cành ở đoạn giữa cành phải > 4,0mm. Với cây vải lâu năm thì chỉ số này có thể thấp hơn chút ít.

+ Đối dài cành: giống chín sớm cành thu đợt một dài 15-20cm trở lên, nếu cành thu có hai đợt thì độ dài của cả hai đợt phải đạt 20-30cm trở lên, giống chính vụ, chín muộn cành thu một đợt: 12-18cm, cả ha đợt đạt 18-22cm trở lên.

Lá: sinh trưởng bình thường, thành thục tốt, sung mãn. Giống chín sớm tốt nhất một cành thu phải có 30 lá/cành, giống chính vụ và muộn chỉ ra một đợt cành thu phải đạt 21-25 lá/cành (nhiều hơn càng tốt), hai đợt cành thì phải đạt 40-50 lá/cành trở lên.

Như vậy nắm chắc được đặc điểm ra lộc của cây vải sẽ giúp có biện pháp điều chỉnh thời gian phát sinh, tăng trưởng các đợt lộc tùy theo mục đích chăm sóc tạo bộ khung tán (thời kỳ kiến thiết cơ bản) hay thúc đẩy ra hoa, đậu quả thuận lợi (thời kỳ kinh doanh).

Mặt khác thông qua việc sử dụng các biện pháp cắt tỉa, bón phân, tưới nước... giúp cây vải ra hoa, đậu quả ổn định, tránh được ra quả cách năm hay mất mùa liên tục.

Việc khống chế được tốc độ sinh trưởng và thời gian phát sinh cành mẹ mùa thu cũng có thể khống chế được thời gian phân hóa mầm hoa, từ đó điều chỉnh mầm hoa.

2.3.2. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây vải

2.3.2.1. Sự phân hóa mầm hoa

Phân hóa mầm hoa là sự chuyển hóa từ trạng thái sinh lý và tổ chức của mầm lá sang trạng thái sinh lý và tổ chức của mầm hoa. Cành mẹ của cây vải thành thục về sinh trưởng sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phân hóa mầm hoa. Trên cùng một cây, thông thường cành thành thục sớm sẽ phân hóa mầm hoa sớm hơn cành thành thục muộn.

Trần Thế Tục (1997), điều kiện cho vải phân hóa mầm hoa được thuận lợi là cần có nhiệt độ thấp ở các giống có khác nhau, các giống vải chín sớm có thể hình thành mầm hoa ở nhiệt độ cao hơn so với các giống vải chính vụ và chín muộn.

Hoa vải là mầm hỗn hợp có hoa có lá, do vậy nhiệt độ cao ức chế sự hình thành các cơ quan hoa mà thiên về sinh trưởng sinh dưỡng, thúc đẩy sự sinh trưởng của lá. Trái lại, nhiệt độ thấp thúc đẩy sự phân hóa cành hoa nhỏ và cơ quan hoa, ức chế sự phát dục của nguyên thủy của lá, thiên hướng về sinh thực. Mùa hoa ngày nắng, ẩm độ thấp, gió có tác dụng hỗ trợ cho truyền phấn thụ tinh, mùa hoa kị gió tây bắc và gió nam qua đêm, gió tây sẽ làm cho đầu nhị khô ảnh hưởng đến thụ phấn, gió nam qua đêm oi nóng, ẩm ướt dễ làm cho hoa héo dẫn đến rụng hoa.

Trần Thế Tục (2004). Cây vải yêu cầu nước qua các thời kỳ như sau:

Thời kỳ phân hoa mầm hoa: Yêu cầu đất khơ, khơng có mưa để ức chế sinh trưởng dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng sinh thực.

Thời kỳ ra hoa: Đất đủ ẩm, gặp hạn thời gian ra hoa chậm, nếu gặp hạn thì phải tưới.

Thời kỳ tăng trưởng quả: Cung cấp đủ nước, nếu gặp hạn phải tưới.

Phạm Văn Côn (2004), hàm lượng IAA trên đỉnh cành non rất cao khi lá chuyển sang màu xanh, mầm ngừng sinh trưởng tương đối thì hạm lượng IAA giảm thấp, về sau mới bắt đầu phân hóa mầm hoa. Trong q trình phân hóa mầm hoa, đối với cây năm sai quả (hình thành hoa nhiều), hàm lượng IAA và Giberellin ở đầu ngọn cành hơi thấp. Điều này chứng tỏ hàm lượng các chất này thấp có lợi cho sự phân hóa mầm hoa.

2.3.2.2. Sự phát triển của chùm hoa và nở hoa của vải

Tốc độ phát triên của chùm hoa phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Các giống chín sớm thường xuất hiện hoa vào tháng 12, ra hoa tháng 1 và nở hoa tháng 2. Các giống chín chính vụ và chín muộn ra hoa cuối tháng 1 đầu tháng 2, nở hoa tháng 3. Cây vải nở hoa theo thứ tự từ dưới lên trên, những hoa ở các nhành giữa nở trước, sau đến các nhành ở trên đỉnh và ở gốc. Trên cùng một chùm hoa thì thời gian hoa đực và hoa cái nở rộ cũng không trùng nhau, thường thì hoa đực nở trước rồi mới đến hoa cái rồi lại hoa đực.

2.3.2.3. Quá trình đậu quả

Tỷ lệ đậu quả của vải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Đặc tính ra hoa, môi giới truyền phấn, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa hay hàm lượng các chất dinh dưỡng, các loại phytohoocmon trong cây. Trong quá trình nở hoa nếu gặp mưa phùn kéo dài sẽ làm hạn chế sự tung phấn, hạt phấn bị trương lên, ống phấn có thể

vỡ khi đang kéo dài, do đó rất khó khăn cho việc thụ phấn, thụ tinh. Trái lại, nếu nhiệt độ cao quá sẽ làm cho hạt phấn mất sức nảy mầm, thậm chí cịn làm hạt phất khơ và chết khi chưa kịp nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho thụ phấn, thụ tinh là 22 - 27oC, mặt khác, ở khoảng nhiệt độ này mật hoa vải tiết nhiều hấp dẫn sự hoạt động của ong làm tăng tỷ lệ đậu quả.

2.3.2.4. Các giai đoạn phát triển của quả

Phạm Văn Côn (1992), quan sát trên giống vải Tam Nguyệt Hồng, Hắc Diệp và cải Nếp cho thấy: Sau khi thụ tinh xong, bầu nhụy bắt đầu phát triển, tiến hành phát triển của quả vải được chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn phát triển của phôi và vỏ quả: Là giai đoạn từ khi hoa cái thụ tinh xong cho đến trước khi cùi xuất hiện rõ (khoảng 34 ngày). Giai đoạn này một ngăn bầu nhụy phát triển, cịn ngăn kia khơng phát triển bị rụng đi, ít khi cả hai ngăn bầu nhụy đều phát triển thành quả. Phơi hạt phình to hoặc ngừng phát triển. Sau 30 ngày cuống hạt nổi rõ, cùi quả bắt đầu xuất hiện.

+ Giai đoạn diệp tử tăng trưởng nhanh: Được tính từ khi cùi xuất hiện đến khi hạt đầy đặn (khoảng 14 ngày). Cùi xuất hiện và phát triển từ gốc hạt lên phía trên bao bọc lấy hạt, trong khoang hạt dần dần đầy tử diệp. Hạt lớn nhanh và tăng khối lượng, vỏ hạt từ mềm dần chuyển sang cứng và rắn chắc.

+ Giai đoạn cùi tăng trưởng nhanh và quả chín (khoảng 20 ngày). Sau khi bao kín hạt, cùi dày lên nhanh chóng và tăng khối lượng. Do cùi bị ép chặt trong lớp vỏ nên cùi bị gấp nếp. Tiếp theo là sự chuyển hóa chất hữu cơ, chất đặc dễ hòa tan ngày càng tăng nhanh, hàm lượng nước tăng lên, vỏ quả quanh cuống bắt đầu chuyển sang màu hồng, vỏ phẳng hơn, cùi đầy đặn và chín.

Hiện tượng rụng quả vải diễn ra liên tục từ khi đậu quả non đến trước thu hoạch và được chia làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ rụng quả non: Khi quả bằng hạt đậu xanh, quả non rụng hàng loạt (rụng quả sinh lý đợt 1).

Thời kỳ rụng quả khi quả đang phát triển: Khi cùi quả đã được bao bọc được một nửa hạt, những hạt được phát triển đầy đủ thì to lên rất nhanh, những quả khơng có khả năng phát triển thì phơi chết đi, nội nhũ ngừng sinh trưởng, thiếu dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng gây rụng quả. Đây là thời kỳ rụng quả sinh lý đợt 2, tỷ lệ rụng chiếm 5 - 6% tổng lượng rụng quả non.

Thời kỳ rụng quả trước thu hoạch: Thời kỳ này quả đã tích lũy được phần lớn các chất dinh dưỡng, sự chuyển hóa các chất trong quả diễn ra nhanh, hàm lượng đường tăng lên. Nguyên nhân rụng quả thời kỳ này chủ yếu là do thời tiết và sâu bệnh hại. Nếu gặp mưa lâu ngày hay đang nắng hạn gặp mưa đột ngột sẽ làm nứt quả và rụng quả. Rụng quả thời kỳ này tập trung vào 10 -15 ngày trước thu hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)