Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu MỤC lục (Trang 38 - 42)

a) Chất lƣợng đào tạo.

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi nguồn nhân lực và sự cạnh tranh giữa các trƣờng rất gay gắt, để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội, các trƣờng đã không ngừng nâng cao chất lƣợng đào đạo. Chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trƣờng này còn thiếu và yếu. Chất lƣợng giáo dục ở nhiều ngành học chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về kiến thức và kỹ năng thực hành mà thị trƣờng đòi hỏi. Vì thế nó ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh của các trƣờng.

b) Chính sách giới thiệu, quảng bá nhà trƣờng.

Để thu hút học sinh vào học, các trƣờng đã thực hiện nhiều biện pháp giới thiệu quảng bá về trƣờng nhƣ đi tƣ vấn tuyển sinh trực tiếp ở các trƣờng phổ thông trên địa bàn, tham gia ngày hội thanh niên với nghề nghiệp, đăng quảng cáo báo đài, truyền hình, và học sinh học tại trƣờng cùng giới thiệu…Về các ngành nghề mà trƣờng sẽ đào tạo. Tuy bằng nhiều hình thức và phƣơng pháp quảng cáo khác nhau nhƣng hiệu quả quảng bá của các trƣờng không cao do nhận thức chung của xã hội chƣa đúng đối với hệ đào tạo này.

c. Điều kiện học tập, sinh hoạt, nghiên cứu...của học viên trong nhà trƣờng so với cam kết.

Hiện nay các trƣờng đều cam kết thực hiện ba công khai:

c.1) Công khai cam kết chất lƣợng giáo dục nhƣ: điều kiện về đối tƣợng tuyển sinh, chƣơng trình đào tạo, yêu cầu thái độ học tập của học sinh; các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phƣơng pháp quản lý, mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, vị trí làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp theo các khóa học, khả năng học tập tiếp tục của học sinh.

c.2) Công khai điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục:

nghiệm đang sử dụng.

- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên: Số lƣợng, chức danh có phân biệt theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo. Số lƣợng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dƣỡng trong năm học và những năm tiếp theo.

c.3) Về công khai tài chính: Mức thu học phí và các khoản thu khác cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học. Các nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất, tƣ vấn và các nguồn thu hợp pháp khác. Chính sách học bổng và kết quả thực hiện trong từng năm học của các trƣờng.

Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết ở các trƣờng còn nhiều hạn chế: các điều kiện đảm bảo chất lƣợng; chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ các chế độ chính sách không đƣợc thực hiện đúng nhƣ với cam kết trong quá trình tuyển sinh, phát sinh nhiều khoản thu làm ảnh hƣởng lớn đến điều kiện học tập, sinh hoạt, nghiên cứu của học sinh. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra sự nhìn nhận chƣa tốt về hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập, từ đó làm ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác tuyển sinh vào các trƣờng này.

d) Các biện pháp quản lý học sinh có ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của công tác tuyển sinh.

- Quản lý duy trì sĩ số học sinh: việc duy trì sĩ số hằng năm, hạn chế tình trạng bỏ học sau khi nhập học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của trƣờng. Trong mục tiêu phấn đấu của mình, các trƣờng vừa phải nâng cao chất lƣợng đào tạo, vừa phải duy trì bảo đảm về số lƣợng học sinh bị đào thải, rơi rụng trong quá trình đào tạo sao cho ở mức thấp nhất giúp cho các ngành nghề đào tạo của trƣờng đã mở ra đƣợc ổn định và phát triển, không bị tan vỡ hoặc tạm dừng do quá ít học sinh, đây cũng là yếu tố rất quan trọng để ổn định các nguồn thu nhập cho trƣờng, đảm bảo cho trƣờng đứng vững và phát triển.

- Quản lý đầu ra: tìm việc làm sau khi học sinh sau tốt nghiệp theo nhiều hƣớng khác nhau. Một số học sinh học liên thông lên Cao đẳng, Đại học; Một số học sinh

kiếm việc làm trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan hay tự tạo việc làm bằng khả năng nghề nghiệp của mình. Trƣờng cần chủ động với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trung tâm giới thiệu việc làm để giúp cho học sinh tốt nghiệp ra trƣờng nhanh chóng tìm đƣợc nơi tiếp nhận.

e) Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh...:

Việc đào tạo của trƣờng cố gắng theo hƣớng gắn liền với thực tế sản xuất, kinh doanh và hoạt động xã hội, có hiệu quả hơn cả là đào tạo theo địa chỉ. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy thì sẽ có khả năng thu hút đƣợc nhiều học sinh vào trƣờng theo học. Tuy nhiên, sự phối hợp đào tạo giữa nhà trƣờng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn nhiều vấn đề bất cập, không quy định đƣợc trách nhiệm rõ ràng cho sự tham gia của cơ sở cho quá trình đào tạo của trƣờng nhƣ thế nào, vì thế mấy cơ sở không quan tâm trong khi vẫn nhận ngƣời do các trƣờng đào tạo mà không phải trả một phần kinh phí nào, cuối mỗi khóa học, học sinh muốn đến cơ sở thực tập rất khó khăn và trƣờng lại phải trả một phần kinh phí cho việc thực tập này. Đã đến lúc cần thay đổi quan niệm này và đƣợc pháp luật quy định rõ ràng.

f) Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả dạy và học Module may áo sơ mi nam nữ.

Trong xu thế hội nhập, do nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà hiện nay các trƣờng đƣợc thành lập đi vào hoạt động rất nhiều. Để tồn tại và phát triển các cơ sở dạy nghề không ngừng đổi mới để nâng cao chất lƣợng giảng dạy nhằm củng cố và phát huy thƣơng hiệu nhà trƣờng.Tuy nhiên hiệu quả đạt đƣợc không cao mặc dù tốn kém rất nhiều chi phí, mặt khác các trƣờng dậy nghề gặp bất lợi lớn vì hiện nay, nhiều trƣờng Cao đẳng, Đại học cũng đào tạo hệ trung cấp vì tâm lý học sinh thích học trung cấp trong các trƣờng này hơn. Vì vậy, các trƣờng dạy nghề càng cần phải xây dựng chiến lƣợc phát triển trọng tâm cho từng ngành nghề để nâng cao cam kết về chất lƣợng. Ở hệ trung cấp nghề May và thiết kế thời trang thì May áo sơ mi nam nữ là Module chuyên nghề đầu tiên, tạo nền móng vững chắc cho những module chuyên nghề tiếp theo. Quản lý tốt quá trình dạy và học module này là một trong

sử dụng nhân lực của xã hội. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, công tác tuyển sinh vào trƣờng dậy nghề sẽ hiệu quả hơn, thúc đẩy việc đầu tƣ cơ sở vật chất hạ tầng, đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao hiệu quả dạy và học.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng I tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận của dạy nghề, những khái niệm, quy định của dạy nghề và nâng cao hiệu quả dạy và học nghề. Xác định đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy nghề và định hƣớng nâng cao chất lƣợng đào tạo module May áo sơ mi nam nữ nghề May và thiết kế thời trang trang hệ Trung cấp nghề.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGHỀ

MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ DẠY NGHỀ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Một phần của tài liệu MỤC lục (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)