Giọng chao chát chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 67 - 73)

5. Bố cục khóa luận

3.3.3. Giọng chao chát chiêm nghiệm

Ẩn sau chuỗi dài những sự kiện hai chiều quá khứ và hiện tại, người

đọc bắt gặp một cái tôi suy nghiệm phủ dày trên mỗi tản văn ở Gáy người thì

lạnh. Là gam giọng thứ ba xuất hiện như những “tiếng thở dài chao chát”,

Nguyễn Ngọc Tư lại cuốn bạn đọc vào không gian của những nghiệm suy để giải tỏa ẩn ức đang tồn đọng trong tâm hồn mình về mọi điều “mắt thấy tai nghe”. Đó là những bài học có được từ sự trải nghiệm, dấn thân và va chạm trong cái hỗn mang của cuộc sống. Là sự đồng cảm và xót xa cho những phận

người chìm trong bể khổ nhân gian, “vùng vẫy kiểu gì, vượt thoát kiểu gì” [27,

tr.141] cũng không được. Đồng thời, cũng là những chiêm nghiệm về sự phai nhạt, đổi thay hay mất mát những hệ hình giá trị chân thực của cuộc sống, từ văn hóa đến nhân cách đạo đức của con người trong xã hội hiện đại.

Những triết lí sâu sắc thấm nhuần trong từng câu chuyện, “ủa sao mình

không khui họng đìa cho bèo trôi đâu thì trôi, cá lội đâu thì lội? Sao mình không làm một việc nào đó mà chẳng thèm kỳ vọng, chờ đợi khát khao thu

hái” [27, tr.20], đến nỗi “một cuốn sách thì cả khi chìa gáy ra, người ta cũng

nhận được một cái gì đó ấm áp, trao gửi. Không như gáy tôi” [27, tr.39]. Tham lam, ích kỉ trở thành kẻ thù đáng sợ của những yêu thương giản dị khi sự tù đọng của cuộc sống đang vây hạm và bóp nghẹt tâm hồn. Người đọc nghe thấy sự thảng thốt trong chính cái giọng điệu suy nghiệm đầy chao chát

thường xuyên nhận ra mình đang trong tù đọng, hít thở tù đọng, yêu và sống giữa bầu không khí tù đọng?” [27, tr.62]. Nhận ra sự quá tải của lòng người

khi chứa đựng quá nhiều tổn thương, “biết đời giờ là ô trọc, nhưng chị thích

mua vé đi tàu mộng mơ, không hay giờ tàu đó cũng chở vịt, gà… mất rồi” [27,

tr.108]. Bạn đọc nhận ra một chị Tư ở Yêu người ngóng núi mang nhiều triết

lí đạo đời sâu sắc, giờ lại xuất hiện trong Gáy người thì lạnh qua chính sắc

giọng trầm ngâm, nghiền ngẫm mà cười đời nhưng lòng chao chát, “chết

ngắc” từ thuở nào.

Nhìn lại cuộc sống để suy ngẫm và tự vấn bản thân là một điều dễ thấy trong rất nhiều tản văn của Nguyễn Ngọc Tư. Như một cách chia sẻ để xoa dịu phẫn uất hay trấn an lòng tin nhưng không thành, những bài học về nhân sinh chưa bao giờ ngừng ám ánh và thôi thúc chị cầm bút trải lòng. Nhà văn khi đứng trước những tâm hồn rệu rã trong bế tắc, bất lực song vẫn mê man đi tìm những giá trị ảo mà đánh rơi bản thể, cũng không khỏi chán chường. Đó cũng là sự tự trào của chính tác giả, người đang đi tìm cội rễ của cuộc sống để cứu vớt đồng loại và cứu vớt chính mình. Sắc giọng chiêm nghiệm lại cuộc sống từ cái nhìn đa cảm và sâu sắc của một người phụ nữ có duyên nghiệp với văn chương như Nguyễn Ngọc Tư, thông qua chất giọng đặc sắc này đã trở thành một thói quen của độc giả mỗi khi đến với tản văn của người nghệ sĩ đậm màu Nam Bộ.

KẾT LUẬN

Khép lại một hành trình dài trong hỉ nộ ái ố của phức cảm, Gáy người

thì lạnh của Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho bạn đọc những góc nhìn chân thực nhất về bức tranh nhân sinh của xã hội đương đại cũng như những nỗi niềm trăn trở rất chính đáng của một người cầm bút trước hiện thực ngồn ngộn của đời sống. Trưởng thành từ những va chạm và trải nghiệm cuộc sống một cách dày dặn, tập văn mới nhất của nhà văn Nam Bộ ngày càng khẳng định sự thành công của tác giả khi chuyển kênh ở thể loại này.

Nhìn nhận, đi sâu vào khám phá tận lực và lí giải một cách gần gũi nhất

với những đề tài quen thuộc, Gáy người thì lạnh chinh phục những độc giả

yêu mến tản văn Nguyễn Ngọc Tư qua cái đẹp giản dị song rất cá tính trong lối viết. Cảm nhận được sự trăn trở cũng như bất an thường trực ẩn sâu bên trong những chiêm nghiệm và triết lí đời tư của nhà văn khi chứng kiến nhân sinh tha hóa và cuộc sống xoay quần đến chóng mặt trước cơ chế thị trường. Như Ivan Franco đã từng viết rằng: “Mong sao những tác phẩm của nhà văn có thể phản ánh một cách đầy đủ nhất cá tính của tác giả, thế giới quan của anh ta và phong cách của anh ta; mong sao tác phẩm của nhà văn càng có nhiều máu thịt của anh ta. Được như vậy thì nó mới là một tác phẩm sống động và có tính hiện đại, một tài liệu chân thực về những sự vận động và những tình cảm thầm kín nhất của con người hiện đại…” [9, tr.97]. Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho bạn đọc nhiều trải nghiệm mới trong cảm xúc khi

bước chân vào khu vườn nội cảm đầy tinh tế và sâu sắc ở Gáy người thì lạnh.

Đó là muôn hình vạn trạng cuộc sống với những thân phận nhỏ bé bất hạnh hay những kiếp người không thoát được sự đeo bám của cái nghèo, là cách ứng nhân xử thế mang dấu ấn của xã hội vật chất tầm thường, là tiếng thở than mệt mỏi trước hỗn mang của thời đại “vàng thau lẫn lộn” khi những thước đo giá trị bị giẫm đạp một cách đáng buồn. Tìm về quá khứ để tri ân và hoài niệm là một liệu pháp xoa dịu những chấn thương tâm hồn cũng như

luôn gợi nhắc mình phải lựa chọn một thái độ sống như thế nào để không đánh mất chính mình là thông điệp quan trọng mà tác giả mong muốn nhắn nhủ với bạn đọc.

Vẫn là một Nguyễn Ngọc Tư cá tính, giản dị và sâu sắc, đến với Gáy người thì lạnh ta còn bắt gặp một “chị Tư” đôi khi lạnh lùng, phẫn uất nhưng

gần gũi vô điều kiện. Đi sâu vào nghiên cứu “Đặc sắc tản văn Gáy người thì

lạnh của Nguyễn Ngọc Tư”, càng cảm thấy trân quý hơn tâm hồn của một nhà

văn chân chính luôn lao động cật lực trên từng trang viết để mang đến cho bạn đọc những sản phẩm chất lượng về cả nội hàm nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Đó không còn đơn thuần là một cái nghề viết lách thông thường mà nhiều hứa hẹn trở thành cái nghiệp theo nhà văn suốt dọc cuộc đời cầm bút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Duy Anh, (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh Niên,

Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Dân (2013), Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Đức Dũng (2003), Kí văn học và kí báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà

Nội.

4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, NXB Trường viết văn

Nguyễn Du, Hà Nội.

6. Đỗ Đức Hiểu, “Tản văn”, Phongdiep.net.

http://dovanhieu.wordpress.com/2012/03/13/tan-van/

7. Lê Thị Thái Hòa (2007), Nguyễn Ngọc Tư: Là phụ nữ rất dễ nuôi cô đơn để

viết

http://www.vanchuongviet.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=48&nid =1384

8. Trần Thị Hương (2011), “Nét đặc sắc trong tản văn Yêu người ngóng núi

của Nguyễn Ngọc Tư”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP, ĐN.

9. M.B. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

của văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

10. Huỳnh Kim (2006), Nguyễn Ngọc Tư nhà văn viết về thân phận con người

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121028/nguyen-ngoc-tu-mot-nha-van- viet-ve-than-phan-con-nguoi.aspx

11. Huỳnh Kim (2012), Nguyễn Ngọc Tư, chuyện mới nghe qua.

12. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. IU. M. Lotman, (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

14. Phương Lựu, (2004), Lí luận phê bình văn học, NXB Đà Nẵng.

15. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Phương Lựu, (2012), Lí thuyết văn học hậu hiện đại, NXB Đại học Sư

phạm.

17. Lê Trà My (2011), Tản văn Việt Nam hiện đại, NXB Hải Phòng, Hà Nội.

18. Nguyễn Hồng Nga, “Tản văn, thể loại không dành cho người viết trẻ”,

Phongdiep.net

www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=15865

19. Nguyên Ngọc (2005), Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách

http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguyen-Ngoc-Con-nhieu-nguoi-cam-but-rat-co-tu- cach/20506865/103/

20. Nguyễn Thị Phương (2012), “Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư”,

Luận văn Thạc sĩ, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/1202/1/02050000876.pdf

21. Nguyễn Khắc Sính (2006), Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn

học, NXB Văn học, Hà Nội.

22. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học, NXB Đại học Sư phạm, Hà

Nội.

23. Dã Thảo, “Điểm sáng tản văn 2011 - Tản văn trong thời đại mạng

internet và chuyển đổi của cơ chế thị trường”, Phongdiep.net, www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=1465

25. Nguyễn Ngọc Tư (2007), Ngày mai của những ngày mai, NXB Phụ nữ, T.p Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Ngọc Tư, (2009), Yêu người ngóng núi, NXB Trẻ, T.p Hồ Chí

Minh.

27. Nguyễn Ngọc Tư, (2012), Gáy người thì lạnh, NXB Thời đại, T.p Hồ Chí

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)