“Tiếng thở dài” trước sự đeo bám của cái nghèo

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 47 - 50)

5. Bố cục khóa luận

2.3.2. “Tiếng thở dài” trước sự đeo bám của cái nghèo

Đã từng trải qua một thời sống trong nghèo khó, Nguyễn Ngọc Tư dường như rất thấu hiểu cuộc sống và số phận của những người nông dân chân chất, hiền lành. Giữa sự phát triển vũ bão của thời đại công nghiệp, cuộc sống xã hội trở nên tiên tiến và hiện đại với đầy đủ các nhu cầu được đáp ứng, nhưng ở rất nhiều nơi, cái nghèo vẫn còn là một nỗi sợ hãi lẽo đẽo sau lưng

mỗi phận người.

Nghèo đói là căn nguyên thui chột tinh thần của con người. Cái nghèo muôn đời này nguồn gốc của những bi kịch. Khi cuộc sống rơi vào túng quẫn và thiếu thốn, con người không thể sống thanh thản mà phải căng ra để chật vật, lo liệu. Như một tiếng thở dài ứ hự xót xa, Nguyễn Ngọc Tư dẫn bạn đọc tìm đến với rất nhiều những kiếp người mà cái nghèo như truyền đời từ thế hệ

này sang thế hệ khác. Đó là Ông Cà Bi ở Xẻo Quao với một chữ nghèo thật

thấm thía. Nghèo từ nếp nhà đến cái ăn, “cái nửa giống chòi nửa giống nhà

chỉ có hai tấm vách”, “cột cắm vào đất liêu xiêu như hết thảy mọi thứ trong nhà cũng liêu xiêu” [27, tr.69], “nhà không điện, nước sạch, không tivi, radio cũng không và tất nhiên là không cửa”, đến nỗi“mùng ngủ chỉ có nửa cái

[27, tr.71], “cơm cháy trong cái nồi móp méo với hai con cá sặc khô quắc

[27, tr.70]. Đó là một cái nghèo mà “càng tới gần càng nhận ra chẳng những

nghèo mà là nghèo thứ thiệt, nghèo tận mạng”. Khuất lấp đằng sau cái chất

giọng nửa đùa nửa thật của nhà văn, từng chữ “nghèo” làm độc giả đau âm ỉ.

Người ta không biết phải thốt nên lời nào để than thở bơi cái nghèo đã trở thành mặt định trong cuộc sống của những con người nghèo khó này.

Ngó nghiêng sang một chốn khác, thử xem thống khổ có vơi đi chút nào không thì than ôi, nữ nhà văn lại làm lại làm cõi lòng bạn đọc thắt lại khi chứng kiến một kiếp nghèo khác. Đắp đổi qua ngày trở thành một nếp sống

với những con người bị cái nghèo đeo đuổi, “Mùa gặt người ta chở lúa mới

qua con đập trước nhà chú Mười Ba, trên chiếc xuồng khẳm lừ có phần dùng để thanh toán nợ nần cho chú. Người ta bán lúa ngay khi chúng vừa phơi đủ nắng, còn nằm ngoài sân. Đống lúa hót đi bao nhiêu thì trong lòng họ như bị đẽo khuyết đi bấy nhiêu” [27, tr.139], hay có khi “làm suốt tuần bỗng nghỉ ngang, ăn xài hết phần tiền đó rồi lại vác dá đi lang thang kiếm việc” [27,

tr.71]. Những cánh cửa quán nổi đầy chữ và số “làm nên cuộc trình diễn câm

lặng của những người nghèo, thiếu trước hụt sau, đắp bề nào cũng hở” [27, tr.139] làm chùng lòng những người đã có cuộc sống đủ ăn đủ mặc. Trước sự

trì níu và đeo bám nghiệt ngã của kiếp nghèo, một ông già “tỉnh bơ cười” [27,

tr.175] bảo mình sống bằng nghề ăn trộm bởi nếu “giờ không cào nghêu trộm

thì chết đói” [27, tr.175]. Nghèo đói và túng quẫn cùm chân làm họ lay lắt qua

ngày khi “trong bếp không có gì ngoài mấy con cá kho quéo, dưa hấu non xắt

nhỏ xào mỡ tỏi” [27, tr.175]. Đắng đót làm sao cho những thân phận này khi

đến ăn cũng phải dấm dúi “thịt heo bà vợ qua giấu trên giàn củi, đợi khuya

mới cho tụi nhỏ ăn…”[27, tr.175]. Nghe qua cái giọng nửa thật nửa đùa này người đọc không thể dằn lòng xâu chuỗi những lời chất vấn không lời đáp. “Người ăn không hết kẻ làm không ra” là chuyện muôn đời, nhưng giữa một xã hội hiện đại và tân tiến như bây giờ mà cái nghèo vẫn còn chưa chịu buông tha cho số phận thì thật quá xa xót, phũ phàng.

Nghèo có thể là một nỗi buồn, nhưng dường như trong Gáy người thì

lạnh, với những người mang bộn bề thiếu thốn thì chuyện nghèo vẫn cứ bình

thường như không. Họ không mưu cầu bất cứ điều gì giàu có, cao sang, dù

chạy ăn từng bữa nhưng “Một năm nhà ông Cà Bi ăn tới bốn cái Tết, mỗi Tết

niềm vui vẫn chưa hề tắt lụi trước khốn khó. Nỗi ám ảnh dai dẳng trước số phận cơ cực của những người nông dân quanh năm làm thuê làm mướn, bán mình cho trời đất nhưng không đủ nuôi sống bản thân và gia đình, dưới ngòi bút dung dị, thấm tràn sự đồng cảm của Nguyễn Ngọc Tư đã khiến bạn đọc phải nhìn lại cuộc sống của chính mình để suy ngẫm. Cái gì là đủ là thiếu, khi giữa cuộc đời rộng lớn này, bên cạnh những số phận nhận được may mắn, vẫn còn rất nhiều những mảnh đời đang quẫy mình trong đói rét, thiếu thốn và thống khổ. Đó vẫn còn là một cuộc đeo đuổi trường sức và dài hạn đối với

con người. Gáy người thì lạnh đã chạm đến nỗi niềm nhân sinh một cách chân

Chương 3

GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH -

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)