5. Bố cục khóa luận
3.1.1. nhằng ý (chêm xen ý)
Quan niệm văn chương và kĩ thuật viết hình thành nên phong cách mỗi nhà văn. Với Nguyễn Ngọc Tư, tản văn là một trong những thể loại thể hiện quan điểm của chị với văn chương, đó là văn chương càng giản dị càng đẹp. Cái đẹp đó không chỉ đến từ nội dung mà còn biểu hiện thông qua hình thức đã giúp chị chuyển tải một cách chân thực và sâu sắc nhất mọi vấn đề cuộc sống đến với bạn đọc.
Theo Lotman, “tư tưởng không được chứa đựng trong bất kỳ những sự trích đoạn dẫu cho gọn ghẽ nào, mà được diễn đạt trong toàn bộ cấu trúc nghệ thuật… Nội dung tư tưởng của tác phẩm - đó là cấu trúc” [13, tr.32]. Để chuyển tải một cách tinh tế và toàn vẹn nhất tâm ý của người nghệ sĩ, mỗi nhà văn phải biết lựa chọn cho mình một cái khuôn thật vừa vẹn và phù hợp với cá tính sáng tạo của mình. Như Nguyễn Ngọc Tư đã từng khẳng định rằng: “Hình thức như váy áo, tôi nghĩ vậy. Để mặc một bộ trang phục lộng lẫy mà buộc phải gầy đi một chút, lục lọi đôi giày, chọn kiểu tóc cho hợp... tôi thấy
cực quá, mất tự nhiên quá, có cảm giác gì gần như là nô lệ nữa”. Có lẽ vì
chính cái tư duy không ưa chuộng “hình thức” của mình mà ở tác phẩm nào của Nguyễn Ngọc Tư, ta cũng thấy được sự chân phương và tự nhiên trên cả
phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Đọc Gáy người thì lạnh, người đọc luôn
mang trong cái cảm giác mình đã từng là một trong số những nhân vật của tác giả. Mỗi chi tiết nhỏ, dù bình thường đến mức không thể bình thường hơn, dù vụn vặt giữa trăm nghìn mảnh vụn khác trong cuộc đời rộng lớn này, đều trở thành điểm nhấn khi đan cài và bện chặt vào nhau, hình thành trên tác phẩm một sợi dây liên kết vô hình giữa chúng với nhau. Đó là sự “chêm xen” giữa các ý với nhau, mà nói theo Hoàng Ngọc Hiến, đó chính là kết cấu “ý nhằng ý”.
Cũng tương tự như một tiểu loại ký là essay (gần với tản văn), tản văn dù trữ tình hay chính luận đều mang một đặc trưng chung về kết cấu, đó là “nhằng ý”. “Với cung cách triển khai ý này “nhằng” vào ý kia, mạch lạc trong bài essay không giống như trong một bài ký thông thường hoặc một luận văn khoa học, ở đây nội dung được triển khai ý này “nối” vào ý kia theo tuyến tính hoặc nói như Môngtengnhơ, ý sau “nhìn vào gáy” ý trước” [1, tr.241]. Trên cái nền tư duy cảm quan của một người tinh tế và đa cảm như Nguyễn
Ngọc Tư, tất cả những bề bộn và ngổn ngang của sự kiện trong Gáy người thì
lạnh bỗng chốc được sắp xếp một cách logic và thật tự nhiên, đem lại cảm
giác phóng khoáng chứ không hề nhập nhằng và rối.
Điều làm nên chiều sâu và chạm đến đáy lòng của bạn đọc trong mỗi
trang tản văn của Nguyễn Ngọc Tư ở Gáy người thì lạnh không đơn thuần là
những con người với các mối quan hệ chằng chịt ở xã hội hiện đại, mà còn là cái tài chắp ghép và dẫn dắt hấp dẫn một mớ hỗn độn của chi tiết theo cách riêng của chị. “Các nhà văn hậu hiện đại phản đối tính logic, liên đới, tính hoàn chỉnh trong tình tiết cốt truyện cổ điển, cho nó mang tính sắp đặt, gò bó, phong bế. Họ chủ trương phải triển khai sự thực xem kẽ với ước mơ và hồi ức, làm xáo trộn hiện tại, quá khứ với tương lai” [16, tr.69]. Điều này có thể thấy rõ trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư khi nhà văn chủ trương triển khai các sự kiện theo chiều hướng giãn nở tự nhiên. Đúng như cái quan niệm “văn chương càng giản dị càng đẹp”, người phụ nữ viết văn này đã không phải đắn đo lựa chọn các hình thức, kiểu cách phức tạp, ngay từ đầu đặt bút, tác giả đã đi thẳng đến tâm hồn bạn đọc bằng con đường của tấm lòng, của sự giản dị và chân thành trên mọi phương diện. Bạn có thú vị không khi từ một cơn mưa bất chợt ở “Vĩnh Hưng”, tác giả bao vây bạn bằng những đắn đo và suy nghĩ “Có đáng không?” [27, tr.53] cho những lần đi rong ruổi không biết mình đang kiếm tìm điều gì, để rồi sau tất thảy những chất chồng của cảm giác rủi
mình đã có trong tim một khoảnh khắc “thanh bình này đáng giá bao nhiêu, và bạn phải đi xa bao nhiêu mới gặp”[27, tr.56]. Đôi khi xen lẫn vào đó là sự di chuyển đột ngột của thời gian và không gian, lúc đứng hoài niệm ở quá khứ, lúc bế tắc, tuyệt vọng ở thì hiện tại và đến tương lai lại đầy hoảng loạn, hoài nghi. Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo dẫn dụ độc giả càng đi càng dấn sâu vào mê lộ cảm xúc trên cái nền chồng chéo của sự kiện.
Không vòng vo hay kiểu cách rườm ra, chi tiết dù nhiều và vụn nhưng
nếu biết vun vén sẽ hay một cách tự nhiên như cái cách mà tản văn Gáy người
thì lạnh đến với bạn đọc. Chân phương ở việc lựa chọn những chi tiết đơn giản và gần gũi, khéo léo ở việc lắp ghép chi tiết khiến cho những rắc rối và nhập nhằng của sự kiện không trở nên rối mà càng gãy gọn và tinh tế hơn. Cách Nguyễn Ngọc Tư “nhằng ý” gây được cho bạn đọc cảm giác thích thú
và dễ chịu giữa ngồn ngộn những vụn vặt của đời sống nhân sinh. Đọc Cuối
xuống vùng non xanh mát, sự sâu sắc được hòa quyện trong sự “nhằng” của chi tiết khi dẫn dắt từ âm nhạc đến văn chương rồi cải lương đề rồi kết thúc
tất cả bằng một chân lí muôn đời là “cái gì càng giản dị càng đẹp” và càng có
giá trị lâu dài trước sự bào mòn của thời gian. Hay cái chuyện “thèm ăn” ở cái
thời “đứng ngó” trong Dư vị thời đứng ngó lại làm bạn đọc bất ngờ khi đứng
trước sự ùa về của kỉ niệm năm cũ, lại mở ra cơ mang những định kiến một
thời về “giàu nghèo” mà “nhiều khi nghĩ mình ghét người giàu vì tụi bạn khá
giả sống bên kia cầu Phán Tề được ăn no mặc đủ hơn mình” [27, tr.31]. Để rồi đi tiếp qua bao thăng trầm và biến động của cuộc đời, tất thảy mới nhận ra
cái sự hận là “một sự tàn phá chính mình”[27, tr.31].
Bắt đầu và kết thúc bằng những câu chuyện, những vấn đề tản mạn tưởng chừng không liên quan, nhưng lần lượt được kết nối với nhau khi triển khai lại mở ra cho mỗi trang tản văn của Nguyễn Ngọc Tư cái chất phóng khoáng và độc đáo. “Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là ở khả năng hình thành, xác lập mối liên hệ cho những chi tiết tưởng chừng như không liên quan tới
nhau tham gia vào một tác phẩm hay ở chỗ “xâu chuỗi và tập hợp các sự kiện, gắn kết cái rời rạc thành một chỉnh thể bằng lôgic suy nghiệm bất ngờ” [8, tr.56]. Tác giả trở bút không ngừng làm bạn đọc mải miết lao theo từng chi tiết, lúc đang đứng la cà, nhấm nháp chi tiết này thì liền ngay sau đó lại bị kéo áo sang chỗ kia với những chi tiết khác. Cứ thế bạn đọc như dò dẫm trong cái
mê cung đầy ắp sự kiện của Gáy người thì lạnh như đang đi trong một khu
chợ có rất nhiều gian hàng, mà chỗ nào ta cũng ghé chút chút rồi đi qua để
đến cuối cùng cái đích cần đến. Đó chính là điều thú vị mà kết cấu “ý nhằng
ý” đem lại cho tản văn của Nguyễn Ngọc Tư.