Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 57 - 58)

5. Bố cục khóa luận

3.2. Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ là chất liệu để cấu thành nên tác phẩm văn học. Với tư cách là ý thức về thực tại xã hội, nếu không có ngôn ngữ, nhà văn không thể nào chuyển tải được những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của mình đến với bạn đọc để chia sẻ và kết nối. “Với tư cách là một hiện tượng phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện một chức năng phức tạp, nó tạo ra hệ thống giọng điệu của tác phẩm văn học; không một thành tố nào của phong cách tồn tại ở bên ngoài hệ thống đó. Vừa phụ thuộc vào giọng điệu chủ yếu, vào hệ thống của những âm sắc, ngôn ngữ nghệ thuật vừa là phương tiện để khắc họa

hình tượng” [9, tr.191]. Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong

những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn, mỗi nhà văn bao giờ cũng là một tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc. Đứng trước sự hội nhập quốc tế như hiện nay, ngôn ngữ ngoại lai xâm nhập và tràn lan là một thách thức lớn với văn chương nước nhà, bởi nếu như tác giả không giữ được cho mình màu sắc riêng thì rất dễ bị hòa tan vào một mớ bòng bong những “cái na ná nhau”.

Được biết đến như một thương hiệu uy tín và thành công về việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, từ khi bắt đầu ra mắt với những truyện ngắn đầu tay, sau này là tản văn, tạp văn rồi tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư được giới nghiên cứu phê bình cũng như bạn đọc đồng tặng danh xưng là “Nhà văn Nam Bộ của Nam Bộ”. Với lớp ngôn ngữ giản dị và thuần chất, đậm dấu ấn

vùng miền, từng con chữ của chị luôn có sức hút ma mị với những người mến mộ văn chương. Không câu chữ rườm rà, không gọt giũa, càng không chải chuốt tô điểm, để nguyên những con chữ “trần trụi” và mộc mạc như chính con người Nam Bộ trong chị, tản văn Nguyễn Ngọc Tư được bao bọc bởi một lớp ngôn ngữ đời thường đầy giá trị. Đây chính là một trong những thành

công trong phong cách tản văn Nguyễn Ngọc Tư qua Gáy người thì lạnh.

Đem đến cho bạn đọc cảm giác chân phương và gần gũi, tập tản văn này tiếp tục tạo được sức nặng khi lay động được tâm hồn bạn đọc bằng những trang tản văn bình dị mà sắc sảo và thẫm đẫm tình thần văn hóa hóa. Ở đó, chúng ta được chìm đắm trong một không gian văn hóa Nam Bộ với một lớp từ vựng địa phương qua nề nếp sinh hoạt của con người nơi đây; hay day dứt và lật trở với lớp ngôn ngữ đời thường nhưng đầy chất triết luận. Với đặc điểm của một tiểu loại ký văn học, tản văn chấp nhận hư cấu, để tăng sức thuyết phục của tính chất sự thật của đối tượng. Vì vậy, sử dụng ngôn ngữ một cách nhuần nhị đi đôi với sáng tạo là nhu cầu thẫm mĩ của người sáng tạo cũng như người tiếp nhận.

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TẢN VĂN GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)